Mưu sinh nhờ nghề cào con don ở sông Trà Khúc
Ở vùng hạ lưu nơi con sông Trà Khúc giáp với biển sản sinh con don, con hến làm nên đặc sản nổi tiếng của miền Ấn - Trà (tỉnh Quảng Ngãi).
Với những người sống bằng nghề cào don, nhủi hến, lấy bát don làm kế mưu sinh thì luôn nằm lòng câu ca: “Nghèo nghèo nợ nợ cũng ráng kiếm con vợ bán don/ Rủi mai nó mất cũng còn cặp ui”.
Người dân nhủi hến ở sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi). ẢNH: PV
Với những người sống bằng nghề cào don, nhủi hến, lấy bát don làm kế mưu sinh thì luôn nằm lòng câu ca: “Nghèo nghèo nợ nợ cũng ráng kiếm con vợ bán don/ Rủi mai nó mất cũng còn cặp ui”.
Don sang trời Âu
Bà Phạm Thị Kim Liên (66 tuổi), chủ quán don Gáo Dừa nổi tiếng ở cuối con đường Hoàng Sa thuộc thôn Cổ Lũy Bắc, xã Nghĩa Phú (TP Quảng Ngãi) bộc bạch, nghề cào don, nhủi hến là nghề truyền đời. Có con don làm nguyên liệu nhưng tô don có ngon không còn nhờ tay mình chế biến nữa.
Món don ở Cổ Lũy thu hút thực khách nhờ hương vị thanh đạm của người chế biến.
Mẹ chồng bà Liên là bà Phạm Thị Cẩm có hàng chục năm làm nghề bán don. Hằng ngày, chồng và con bà Cẩm xuống sông cào don, nhủi hến. Sau khi đánh bắt về, bà Cẩm chế biến don rồi cho vào chiếc ui, đầu bên kia là chồng bánh tráng, cứ thế quảy đi khắp các đường làng, hẻm phố thị xã để bán. Rồi, theo thời gian các quán don ở phố thị mọc lên ngày càng nhiều và bà Cẩm cũng già đi nên mở quán bán tại quê nhà. Sau khi bà Cẩm mất, bà Liên nối nghiệp của mẹ chồng.
Hôm chúng tôi đến quán bà Liên, bất ngờ khi có vợ chồng một khách Tây ghé quán mua về. Ông tên Wayne Brent Hoey (Canada) đưa ngón tay ra hiệu rồi cười nói, tôi sống ở Việt Nam đã hơn 11 năm. Đến Quảng Ngãi tôi ăn rất nhiều món nhưng vẫn thích nhất là món don. Don là... ngon!
Quán don Gáo Dừa thu hút khách nườm nượp, nhất là dịp Tết đến, Xuân về. Nhiều khách thập phương sau khi vãng cảnh chùa Nghĩa Phú, tham quan vùng Cổ Lũy rồi ghé ăn don. “Ngày Tết, quán thường bán từ 70 - 80kg don. Khách trong và ngoài tỉnh vào quán có khi cùng lúc từ 10 - 15 bàn, chật hết cả sân”, bà Liên kể.
Không chỉ phục vụ thực khách trong tỉnh, món don của bà Liên đã chuyển ra Hà Nội, lên Tây Nguyên và vào tận TP.Hồ Chí Minh. Người Việt từng ăn món don Quảng Ngãi, định cư ở Mỹ nhớ quê hương cũng nhắn gọi người thân gởi sang. Bà Liên chia sẻ, mỗi lần gửi vào TP.Hồ Chí Minh là từ 2 - 3 tạ cùng nước don, nhiều người cẩn thận gọi điện nhờ phân sẵn mỗi bịch 1kg để tiện đóng gói chuyển lên máy bay gửi cho người thân ở tận bên Mỹ.
“Khi thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì tôi treo ghe, “ai ở đâu thì ở yên đó”, còn khi thành phố nới lỏng giãn cách tôi lại ra sông để nhủi hến mưu sinh” - ông CAO VĂN LY ở thôn Cổ Lũy Bắc, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi)
Mưu sinh vì con...
Mùa này, mưa đã bắt đầu nhiều hơn. Nước từ đầu nguồn đổ về làm cho nước sông Trà Khúc dâng lên, lòng sông ở vùng hạ lưu vì thế cũng rộng hơn ngày hè. Giữa trưa đứng bóng, những chiếc ghe của người cào don neo đậu giữa dòng sông, cạnh cầu Cổ Lũy mong manh như chiếc lá.
Ông Nguyễn Tý (56 tuổi), ở thôn Cổ Lũy Bắc xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi), sống bằng nghề nhủi hến, cào don đã hơn 30 năm, chèo ghe đưa tôi đến quãng sông có vài người đang ngâm mình dưới nước để cào don, nhủi hến.
Từ đằng xa, ông Cao Văn Ly thấy bạn vội kéo chiếc nhủi nặng trĩu dưới lòng sông lên khỏi mặt nước, rồi cười khà: “Có thêm người cho vui, chứ dịch giã nghề của mình thưa vắng quá”...
Cư dân vùng sông nước thôn Cổ Lũy, xã Nghĩa Phú gắn liền với nghề cào don, nhủi hến nhiều đời nên cứ con nước ròng là ra sông. Ảnh: ÁNH NGUYỆT
Ở vùng cuối sông Trà Khúc, gần như nhà nào cũng sống bằng nghề cào don, nhủi hến. Những năm trước, bình quân mỗi ngày một người cào, nhủi được từ 10 - 15kg don, hến; bán được từ 300 - 400 nghìn đồng. K
hi ấy, người dân vừa đánh bắt xong là những thương lái đã chực chờ sẵn để cân cho các hàng quán bán don và chuyển đi các nơi. Giờ đây, dịch Covid-19 bùng phát, chuyện cào don, nhủi hến của người dân ở vùng cuối sông Trà cũng "lên xuống" như dòng nước sông Trà.
“Khi thành phố thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì “ai ở đâu thì ở yên đó”, tôi treo ghe. Còn khi thành phố nới lỏng giãn cách tôi lại ra sông để nhủi hến mưu sinh”, ông Cao Văn Ly tỏ bày.
Gia đình ông Cao Văn Ly có hai người con đang học đại học ngành báo chí năm 2 và năm 4 nên ông Ly cho rằng “dẫu khó khăn đến mấy thì ông vẫn luôn cố gắng vươn lên”.
Ông Ly bảo, có hôm gặp luồng cát không có don, hến phải dầm mình từ 5 - 6 giờ liền. Trên nắng, dưới nước, đôi chân rã rời, nứt nẻ nhưng cứ nghĩ đến bọn nhỏ ăn học là phải tiếp tục cào.
Khi con nước thủy triều lên, gió thổi mỗi lúc càng mạnh. Sóng nước tạt vào mạn ghe, khiến chiếc ghe tròng trành.
Ông Ly vội thu gọn dụng cụ cùng nửa bao don nhanh chóng vào bờ. Ông Ly nói, chừng này ngày trước bán được 300 nghìn đồng, giờ dịch Covid-19 chỉ bán trong làng xóm nên giá chỉ còn phân nửa. Có hôm không bán được, thì trữ đông rồi bán dần. Nhiều người sống bằng nghề don, hến cũng có cách làm như ông Ly...
... Giữ nghề
Xã Nghĩa Phú, nơi giáp biển, giáp sông, người dân trong xã chủ yếu sống bằng nghề sông nước. Riêng thôn Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ có khoảng 100 hộ dân sống bằng nghề cào don, nhủi hến.
Người dân nơi đây xem nghề cào don, nhủi hến như máu thịt của mình. Khi nghe câu chuyện rủi ro của những người cào don, nhủi hến bên sông Vệ, ông Trần Cư, ở thôn Cổ Lũy Bắc, lặng người bảo, nghề cào don, nhủi hến ngâm mình trong nước cực nhọc, nhiều lúc hiểm nguy, nhưng nhiều người vẫn không bỏ nghề.
Dưới vùng hạ lưu sông Trà Khúc nhiều người dân lặng lẽ mưu sinh bằng nghề nhủi hến. Ảnh: ÁNH NGUYỆT
Cả một thời trẻ của ông Cư ngâm mình dưới nước cào don, nhủi hến đã nuôi 4 người con, cho đến nay hai người con đầu đã học xong đại học làm việc ở TP. Hồ Chí Minh, người vừa thực tập sinh ở Nhật Bản hoàn thành trở về nước phục vụ công tác.
Mà đâu chỉ có ông Cư, nhiều người ở thôn Cổ Lũy Bắc cũng nhờ cào don, nhủi hến mà nuôi con cái học hành. Những đứa con lớn lên bên sông quê hiểu chén cơm ngày thường nhờ con sông, thấm đẫm mồ hôi của cha mẹ nên càng chăm học, rồi thành đạt gửi tiền cho cha mẹ xây dựng nhà cửa.
Khi TP.Quảng Ngãi mở rộng, Nhà nước đầu tư tuyến đường Hoàng Sa, làm đường bê tông ngõ xóm nên làng quê Cổ Lũy Bắc - Vĩnh Thọ giờ khá khang trang. Rồi cầu Cổ Lũy được đầu tư xây dựng, vùng quê này như được đánh thức, diện mạo của làng thay đổi nhiều hơn. Cuộc sống ngày càng khấm khá nhưng vẫn còn cả trăm hộ dân gắn bó với nghề cào don, nhủi hến như là cái nghiệp của họ vậy.
Đứng bên dòng sông Trà khi chiều xuống, nhìn những con thuyền máy, thuyền chèo của những người cào don, nhủi hến trên sông nước, tôi hiểu mẹ thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng hạ lưu sông Trà Khúc nhiều loại hải sản nên cuộc sống người dân khá dần lên. Dẫu gian lao, vất vả, người dân vẫn gắn bó với nghề, với dòng sông quê mình.
Nguồn: Theo báo Quảng Ngãi
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận