Mỹ: Cắt giảm nguồn nước sông Colorado - cú đánh mạnh vào ngành nông nghiệp Arizona
Nguồn cung nước từ sông Colorado bị cắt giảm trong năm tới sẽ là một đòn giáng mạnh cho ngành nông nghiệp Arizona.
Will Thelander, 34 tuổi, nhìn vào một kênh tưới tiêu khô cạn trong khuôn viên trang trại gia đình ở Casa Grande, Arizona (ngày 22/7/2021). Ảnh: AP.
Biến đổi khí hậu, hạn hán và nhu cầu tiêu thụ cao dự kiến sẽ khiến phải cắt giảm nguồn nước bắt buộc lần đầu tiên đối với nguồn cung cấp nước mà 40 triệu người trên khắp miền Tây nước Mỹ phụ thuộc vào - sông Colorado. Kế hoạch của Cục Khai hoang Hoa Kỳ tiến hành vào tuần tới sẽ giảm thiểu nước đến các thành phố và bộ lạc, gây ảnh hưởng nặng nề đến nông dân vùng Arizona.
Nông dân biết điều này sẽ xảy ra. Họ đã bỏ ruộng, san phẳng đất, lót kênh mương, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt, thử nghiệm các loại cây trồng chịu hạn và tìm ra những cách khác để sử dụng nước hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, nguồn cung nước từ sông Colorado bị cắt giảm trong năm tới sẽ là một đòn giáng mạnh cho ngành nông nghiệp ở Hạt Pinal, khu vực sản xuất bông, lúa mạch và chăn nuôi hàng đầu của bang Arizona.
Việc cắt giảm diễn ra sớm hơn dự kiến do hạn hán gia tăng và các hồ chứa giảm xuống mức thấp lịch sử trên khắp miền Tây. Các nhà khoa học đổ lỗi cho biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô cằn hơn, ấm hơn trong 30 năm qua.
Đứng cạnh một cánh đồng khô cằn, nông dân Will Thelander cho biết "ngày càng nhiều trang trại sẽ trông như thế này trong năm tới, bởi vì chúng tôi sẽ không có nước để giữ cho mọi thứ phát triển bình thường".
Thelander, 34 tuổi, quản lý gần một nửa trong trang trại diện tích 2.428 héc-ta của gia đình, phần lớn trong số đó dành cho trồng ngô nuôi bò. Anh không có kế hoạch trồng ngô vào năm tới mà chọn những loại cây khác sẽ có lợi hơn trên diện tích đất ít hơn.
Anh đã không trồng bất cứ thứ gì trên diện tích 162 héc-ta trong năm nay để cắt giảm lượng nước sử dụng. Nước sông Colorado cung cấp cho trang trại chảy qua Hồ Mead, nằm trên biên giới Arizona-Nevada và đóng vai trò như một phong vũ biểu để phân phối nước đến Arizona, Nevada, California và Mexico, ở lưu vực hạ lưu sông.
Thelander đi bộ xuyên qua cánh đồng ngô đã thu hoạch của trang trại gia đình, ngày 22/7/2021. Ảnh: AP.
Hồ chứa lớn nhất của Mỹ xuống tới ngưỡng gây ra tình trạng thiếu hụt bắt buộc. Cục Khai hoang nước này sẽ đưa ra dự báo chính thức về việc cấp nước năm 2022 vào ngày 16/8, giúp người dùng có thời gian lập kế hoạch cho những gì sắp xảy ra.
Arizona dự kiến sẽ mất 207.200 héc-ta mặt nước, khoảng 1/5 nguồn cung cấp cho sông Colorado của bang. Nevada sẽ mất gần 8.500 héc-ta, và Mexico sẽ mất 32.375 héc-ta. Một héc- ta là đủ nước để cung cấp cho vài hộ gia đình một năm.
Việc cắt giảm sẽ có tác động sâu sắc nhất ở Arizona.
Nông nghiệp sẽ không chấm dứt ở Hạt Pinal, nhưng việc cắt giảm đối với nông dân sẽ buộc nhiều người trong số họ phải sống dựa vào nguồn nước ngầm vốn cũng đã cạn quá mức.
Hầu như không ai mong đợi một siêu hạn hán kéo dài hơn 20 năm sẽ được cải thiện. Các mô hình cho thấy sông Colorado sẽ còn thu hẹp nhiều hơn nữa trong những năm tới vì biến đổi khí hậu, dẫn đến việc cắt giảm bổ sung.
Con sông này mang theo tuyết tan chảy từ dãy núi Rocky và các phụ lưu khác qua 7 bang miền Tây, cung cấp nước uống, dinh dưỡng cho cây trồng và môi trường sống cho động thực vật. Hồ Mead và Hồ Powell, hai hồ chứa lớn nhất của con sông, rất nổi tiếng để giải trí đi kèm các đập sản xuất thủy điện cho khu vực.
Sarah Porter, Giám đốc Trung tâm Kyl về Chính sách Nước tại Đại học bang Arizona, cho biết: “Đó là một con sông quan trọng. Nó từng được gọi là sông Nile của miền Tây, điều gần như không thể tin được vào những ngày này”.
Arizona đã tìm cách vượt qua sự cắt giảm bằng cách lưu trữ nước dưới lòng đất và trong Hồ Mead và thông qua bảo tồn. Bang cũng đang cố gắng đảm bảo các nguồn nước khác, chẳng hạn, nhập khẩu nước ngầm cho đô thị Phoenix và Tucson từ các vùng khác của bang, thuê thêm nước từ các bộ lạc, tạo ra nguồn cung cấp nước tái chế và khử mặn mạnh hơn từ Biển Cortez ở Mexico.
Ted Cooke, Tổng giám đốc của Dự án Central Arizona, đơn vị quản lý hệ thống kênh dẫn nước sông, cho biết cần thực thi đồng thời tất cả các biện pháp cho dù có một số biện pháp có thể tốn kém hơn.
Theo kế hoạch dự phòng hạn hán mà các bang phía Tây đã ký vào năm 2019, một số nước mà nông dân bị cắt giảm sẽ được thay thế bằng các nguồn khác vào năm tới. Bang Arizona, Dự án Central Arizona, các nhóm môi trường và những nhóm khác đã huy động hàng triệu USD để giảm nhẹ thiệt hại đè lên vai người nông dân và cải thiện cơ sở hạ tầng nước ngầm.
Vài tháng tới sẽ rất quan trọng để lập kế hoạch cho một tương lai ít nước hơn.
"Nông dân sẽ hỏi: 'Chúng tôi sẽ được lấy bao nhiêu nước, cung cấp cho bao nhiêu héc-ta, dòng chảy sẽ như thế nào?', và điều đó sẽ quyết định mô hình trồng trọt", Hartman, một nông dân cho biết.
Paul “Paco” Ollerton, 66 tuổi, người chủ yếu trồng cây làm thức ăn cho động vật, sẽ giảm diện tích trồng từ 25-35% vào năm tới.
Ollerton cho biết, một trong những trang trại của ông dọc theo đường liên bang dẫn đến San Diego sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để sử dụng nước hiệu quả hơn và cây trồng năng suất hơn.
Hai đứa con của ông nói về việc trở thành nông dân, nhưng ông không đề cao làm nông trong thời gian dài. Ba đời làm nông có thể sẽ dừng ở thế hệ của ông.
Trở lại với Thelander, anh đang cân nhắc việc thoát khỏi nghề nông và bắt đầu kinh doanh vận tải đường bộ. Nhưng anh cũng nhìn thấy hy vọng từ trồng cây cúc cao su guayule, một loại cây bụi chịu hạn có thể được sử dụng để sản xuất cao su. Trang trại của gia đình anh đang tham gia nghiên cứu sản xuất cho một nhà sản xuất lốp xe xem có thể sử dụng trên quy mô lớn hay không.
Đây có thể niềm hi vọng duy trì sự tồn tại của trang trại gia đình nhà Thelander.
FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục
Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.
Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt
Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.
Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát
Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.
Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật
Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.
Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn
Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.
Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh
Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.
Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi
Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.
Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong
Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.
FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng
Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.
Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan
Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.
Bình luận