Mỹ: Đàn ong suy yếu vì hạn hán, cây trồng gặp rủi ro khó thụ phấn

Tình trạng thiếu đàn ong cần thiết để thụ phấn (do hạn hán nặng nề) khiến các loại cây trồng ở Bờ Tây như hạnh nhân, mận và táo gặp rủi ro.

7rmn4xowbbmepi4xm36hzfo73m-181611_881.jpg

John Miller, chủ sở hữu của Miller Honey Farms, kiểm tra một trong những đàn ong của mình ở Gackle, North Dakota, Hoa Kỳ, ngày 30/7/2021. Ảnh: Reuters.

John Miller cạy nắp thùng ra, một trong các "thùng nuôi ong" xếp thành tám khối gọn gàng bên cạnh đồng cỏ chăn thả gia súc bên ngoài Gackle, Bắc Dakota. Ông nhấc một khung khung tổ ong bằng nhựa ra khỏi hộp, không thấy mật, chỉ có vài chục con ong đang loay hoay. "Bình thường cái thùng này sẽ nhỏ giọt, đầy mật ong. Nhưng năm nay thì không có gì".

Theo hàng chục cuộc phỏng vấn với nông dân, chuyên gia ong, nhà kinh tế và các nhóm ngành nông nghiệp, hạn hán đang làm giảm sản lượng mật ong ở Bắc Dakota, bang sản xuất mật ong hàng đầu, và tình trạng thiếu ong cần thiết để thụ phấn cho hoa và trái cây khiến các loại cây trồng ở Bờ Tây như hạnh nhân, mận và táo gặp rủi ro.

Thông thường, Miller và những người trồng trọt khác ở Trung Tây chở ong đến các trang trại hạnh nhân ở California, bang sản xuất hạnh nhân hàng đầu thế giới, vào mùa đông để thụ phấn. Sau đó, họ chuyển sang thụ phấn cho các loại cây ăn trái khác.

Do đó, tác động của hạn hán sẽ vượt khỏi khu vực Bắc Dakota.

Sự khan hiếm các đàn ong dẫn đến chi phí thuê ong thực hiện thụ phấn cao hơn. Điều này sẽ làm tăng thêm thách thức với những người trồng trọt ở Bờ Tây (vốn đang đối phó với hạn hán) và ở California (với chi phí nước tăng cao). Nó cũng có thể làm tăng chi phí mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

1/5 trong số 2,7 triệu đàn ong mật được nuôi ở Hoa Kỳ là ở Bắc Dakota, đóng vai trò quan trọng trong thụ phấn cho các loại cây trồng, bao gồm anh đào, đào cũng như hạnh nhân và táo. Theo số liệu của chính phủ Hoa Kỳ, thu nhập từ các dịch vụ thụ phấn đạt 254 triệu USD vào năm 2020.

Nhiều người nuôi ong sản xuất mật ong trong suốt mùa hè ở phía bắc khu vực Trung Tây và bình nguyên, không bán mật mà dùng để nuôi dưỡng ong non.

Bắc và Nam Dakota, Montana và Minnesota chiếm 46% tổng sản lượng mật ong của Hoa Kỳ vào năm ngoái, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Người nuôi ong kiếm được nguồn thu nhập quan trọng nhờ chở ong đến những vùng khí hậu ôn hòa hơn, cho thuê ong để thụ phấn cây trồng.

Thời tiết mùa hè tồi tệ trên thảo nguyên khiến các đàn ong suy yếu, với số lượng ong ít hơn. Lượng mật hoa làm ra cũng "teo tóp" dần, buộc những người nuôi phải cho ong ăn bằng dung dịch đường ít dinh dưỡng hơn hay xi-rô ngô, khiến chi phí đội lên cao.

“Những gì xảy ra ở Bắc Dakota vào tháng 8 sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến những gì xảy ra ở California vào tháng Hai", Miller cho biết. "Những bầy ong yếu ớt do thiếu nguồn dự trữ mật ong dùng trong mùa đông sẽ không ở trạng thái tốt khi tới mùa hoa hạnh nhân nở sắp tới".

Bình thường, Miller thu hoạch 22,7 kg mật ong với mỗi đàn ong khoảng 16.000 con, và năm kỉ lục thu về 23,6 kg mật. Tuy nhiên, hè này, ông chỉ hy vọng thu hoạch chưa tới 13,6 kg mật. Bắc Dakota đang chịu hạn hán tồi tệ nhất kể từ năm 1988.

Dwight Gunter, một người nuôi ong khác ở Bắc Dakota, cũng dự đoán thu được chưa tới nửa vụ thu hoạch mật ong bình thường vào mùa hè này. Giá mật ong tăng khoảng 15-20% trong năm nay do nguồn cung thắt chặt. Trang trại của Gunter gần Towner, Bắc Dakota, nằm trong khu vực khô hạn nhất của tiểu bang, với toàn bộ quận của ông chịu "hạn hán đặc biệt".


Joan Gunter, vợ của Dwight và là Chủ tịch của Liên đoàn nuôi ong Mỹ cho biết, hạn hán dự kiến ​​sẽ làm suy yếu các đàn ong trong khu vực.

Hợp tác xã Sioux Honey có trụ sở tại Iowa, sản xuất từ ​​20-25% mật ong của Hoa Kỳ với thương hiệu Sue Bee, ước tính hạn hán có thể kéo sản lượng mật ong Hoa Kỳ giảm 25-40% trong năm nay. Khoảng 75% mật ong của hợp tác xã đến từ Montana, Dakotas và Minnesota.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành Mark Mammen lo ngại rằng hạn hán sẽ là "con dao hai lưỡi" đối với hơn 200 nhà sản xuất của ông khi doanh thu từ mật ong giảm xuống và các đàn ong yếu hơn cũng làm giảm thu nhập từ các dịch vụ thụ phấn.

"Nếu không có doanh thu từ thụ phấn, người nuôi ong sẽ rất khó sống sót qua những ngày này", Mammen cho biết.

Chi phí tăng cao
Nhà kinh tế nông nghiệp Brittney Goodrich tại Đại học California cho biết những người trồng hạnh nhân bị hạn hán ở California, chiếm khoảng 80% sản lượng hạnh nhân toàn cầu, có thể gặp phải cú sốc vào tháng 9 hoặc tháng 10 khi đàm phán hợp đồng thụ phấn cho mùa vụ sắp tới.

Năm ngoái, những người trồng hạnh nhân cần khoảng 2,5 triệu đàn ong để thụ phấn cho các diện tích trồng đã tăng hơn gấp đôi trong 15 năm qua do tăng nhu cầu về sữa hạnh nhân và các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Goodrich cho biết, con số này chiếm khoảng 88% tổng số đàn ong nuôi tại Hoa Kỳ, đồng thời cho biết thêm rằng nguồn cung cấp đàn ong khỏe sẽ vẫn khan hiếm trong năm nay.

“Điều này chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến sản lượng hạnh nhân", bà bổ sung.

Denise Qualls, sáng lập công ty môi giới The Pollination Connection cho biết: Dịch vụ thụ phấn là một trong những chi phí đầu vào lớn nhất đối với các trang trại trồng hạnh nhân và những chi phí này sẽ tăng ít nhất 5-10% cho mùa vụ sắp tới.

“Tôi chắc chắn lo ngại về việc có đủ ong để thụ phấn,” Qualls nói. "Nếu người trồng muốn đàn ong chất lượng, tốt, họ sẽ phải trả tiền thêm tiền".

Ben King, một nông dân trồng hạnh nhân, cho biết chi phí thụ phấn của mình tăng từ 210 USD cho mỗi đàn ong lên 230 USD vì nhu cầu các đàn ong khỏe đã vượt quá nguồn cung.

Trong khi đó, hạn hán đang thắt chặt nguồn cung ong hơn nữa. Người cung cấp ong cho King sẽ chỉ đảm bảo cung cấp 675 đàn ong cho mùa sắp tới, giảm so với 700 đàn ong mà ông thường thuê cho các khu rừng của mình gần Arbuckle, California.

“Nhìn chung, cây trồng sẽ ít thụ phấn hơn vì sẽ có ít đàn ong khỏe hơn”, King thất vọng. “Năm nay, ai cũng nháo nhào vì hạn hán”.

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.