Nghề cực khổ: Đứng 10 tiếng xuyên nắng trưa, kiếm 300 ngàn tiêu Tết

Công việc hái lá mai nghe tưởng đơn giản nhưng cần những kỹ năng nhất định. Thợ bứt lá nhanh tay, không được làm gãy nụ mai. Đồng thời, họ cũng phải chịu được nắng nóng nhiều giờ liên tục.

Rời nhà lúc 5h sáng, bà Lê Thị Thẩm (53 tuổi, Long An) cùng cháu mình cầm theo túi cơm trưa. Họ tới vườn mai ở xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh).

Đây là những người làm nghề hái lá trên cây mai. Công việc nghe tưởng đơn giản nhưng cần những kỹ năng nhất định. Bứt lá nhanh tay, không được làm gãy nụ mai. Bởi nụ hỏng thì cây sẽ không thể ra bông.

Việc hái lá giúp cây mai cho bông nở đồng loạt, trổ rộ đều. Từ thời điểm hái lá đến khi cây trổ bông đẹp khoảng 10-15 ngày. Lá cây sau khi hái để lại ủ gốc nhằm bổ sung hữu cơ cho cây.

Đến 10h sáng, bà Thẩm và cháu đã nhặt trụi lá hơn 10 cây mai.

“Tôi đi làm từ 5h sáng đến 3h chiều thì nghỉ. Làm khoảng 10 tiếng. Một ngày được trả 300.000 đồng. Mọi người làm đều mang theo đồ ăn trưa. Tìm gốc mai ngồi tránh nắng, ăn tại chỗ rồi tranh thủ làm”, bà nói.

hai.jpg

Bà Lê Thị Thẩm đứng hái lá mai cùng cháu (ảnh: Trần Chung)

nghe.jpg

Việc hái lá đòi hỏi người làm phải có sức chịu đựng nắng nóng trong nhiều giờ liên tục (ảnh: Trần Chung)

Bà Lê Thị Tuyến, 57 tuổi (Bình Chánh) thường ngày làm cỏ, trồng mai tại vườn. Đến vụ Tết thì chuyển sang hái lá mai. Thu nhập một tuần hái lá hơn 2 triệu đồng. Thời gian đầu, bà Tuyến đứng nắng mệt nhưng làm nhiều thành quen. Với cái nắng vỡ đầu, người hái lá ai cũng trang bị mũ, áo kít mít, mặc 2-3 lớp áo chống nắng.

Ông Lê Thành Được (54 tuổi, Bình Chánh) chia sẻ, các nhân công nam thường ngày cuốc đất cho vườn, bứng chuyển gốc mai. Sau đó chuyển sang làm cỏ, dọn gốc. Đến thời điểm cần hái lá thì chủ vườn liên hệ. Ngày công nhặt lá là 300.000 đồng/ngày, cuốc đất 375.000 đồng/ngày.

Theo chủ vườn mai Phương Bình (TP. Thủ Đức) - anh Nguyễn Ngọc Phương, những năm trước dịch, mỗi vụ Tết có đến cả trăm người tới hái lá kín vườn. Riêng chi phí thuê nhân công đã từ 300-350 triệu đồng.

Tuy nhiên, do lượng bán ra năm nay thấp và vườn xịt thuốc rụng lá nên giảm nhân công. Vườn chỉ thuê hơn 10 người hái lá, chi phí năm nay còn 30-40 triệu đồng.

Anh Bùi Ngọc Đức, chủ vườn mai vàng Hữu Đức (huyện Bình Chánh), cũng chia sẻ, thời tiết năm nay ổn cho sự phát triển và sinh trưởng của cây mai. Nắng nhiều nên thời điểm hái lá trễ hơn mọi năm. Do vắng khách, vườn chỉ thuê từ 10-20 người tới làm, giảm 50% so với các năm.

nghe-dung-10-tieng-xuyen-nang-trua-kiem-300-ngan-tieu-tet.jpg

Vụ Tết Nhâm Dần 2022, lượng thợ chuyên hái lá mai tại các vườn giảm hẳn do sức mua giảm (ảnh: Trần Chung)

Chủ vườn trả công hái lá là 30.000 đồng/giờ, cao điểm từ 35.000-40.000 đồng/giờ. Nhân công sẽ đứng làm khoảng 10 tiếng/ngày. Công việc tuy không mất sức nhưng đòi hỏi khả năng chịu nắng tốt.

Đa số nhân công đều là lao động tự do vì họ có thời gian nhàn rỗi. Để yên tâm, các vườn cũng chủ yếu gọi người cũ tới hái lá. Nhân công cũ sẽ giới thiệu bạn bè hoặc dắt người nhà tới làm cùng.

Đối với người mới làm, quản lý vườn thường xuyên giám sát cách hái lá mai xem có đúng không, có làm hỏng cây không hoặc thợ làm việc có năng suất không.

Bà Phan Thị Thanh Công - Chủ tịch Hội nông dân xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) - thông tin, cao điểm hái lá mai thường từ ngày 12 âm lịch trở đi, để chuẩn bị hoa cho kịp Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên Tết 2022 nông dân không bán được hàng, không xuống lá đại trà như các năm trước dịch. Các nhà vườn chỉ chọn những cây nào có thương lái hoặc khách đã đặt hàng, cây dáng đẹp để xuống lá. Nông dân chọn lọc cây chứ không xuống lá cả cánh đồng vì tốn nhân công, tốn chi phí. Sức mua thị trường không có nên số lượng nhân công hái lá năm nay giảm rất nhiều.

nghe-dung-10-tieng-xuyen-nang-trua-kiem-300-ngan-tieu-tet-1.jpg

Đề có một cây mai với bông nở đều, đẹp không thể thiếu công sức của những người hái lá (ảnh: Trần Chung)

 

Nguồn: Theo Vietnamnet.vn

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.