Nghề nuôi dê thịt giúp nhiều nông dân xã Đắk N'đrót thoát nghèo

Nhiều nông dân ở xã Đắk N'đrót (Đắk Mil – Đắk Nông) đang đầu tư phát triển mô hình nuôi dê thịt theo hướng thương phẩm, mở ra hướng phát triển kinh tế mới tại địa phương.

Năm 2018, sau khi 1.000 trụ tiêu bị chết hàng loạt, gia đình anh Nguyễn Hồng Long, ở thôn 9, xã Đắk N'drót, đã đầu tư mua 6 con dê giống về nuôi.

Anh Long cho biết, qua tìm hiểu, anh thấy dê là vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình. Nguồn thức ăn cho dê dồi dào, có thể tận dụng từ các loại cây trồng ở nương rẫy. Để chủ động thức ăn cho đàn dê, anh Long trồng hơn 5 sào cỏ.

Anh Long vừa chăn nuôi vừa gây đàn, tuyển lựa giống chất lượng để phát triển đàn dê. Anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi rộng 200m2, chia thành từng khu vực nuôi dê sinh sản, dê vỗ béo, dê con.

Đến nay, anh Long luôn duy trì 30 con dê sinh sản, 2 con đực. Mỗi năm, đàn dê sinh sản khoảng 90 con dê. Theo tính toán, anh Long thu nhập khoảng 250 triệu đồng/năm (trừ chi phí) từ nuôi dê. Ngoài ra, anh còn thu khoảng 20 triệu từ bán phân dê.

Tương tự, năm 2017, anh Nguyễn Hồng Đức, thôn 9, xã Đắk N'đrót tận dụng chuồng nuôi heo để nuôi dê. Ban đầu, anh nuôi 1 con dê sinh sản. Sau thời gian gây nuôi, hiện nay anh đã có 150 con dê thịt, 20 con dê sinh sản.

Mỗi năm, đàn dê mẹ sinh được khoảng 50 dê con. Còn dê thịt, cứ 4 tháng anh Đức xuất bán 1 đợt. Giá dê thịt trên thị trường hiện nay dao động từ 130.000 - 155.000 đồng/kg. Dê giống từ 160.000 - 180.000 đồng/kg. Theo tính toán, mỗi năm, trừ chi phí, anh thu khoảng 250 triệu đồng từ nuôi dê.

de.jpg

Nghề nuôi dê mang lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Đức.

Anh Đức đã trồng 6 sào cỏ để nuôi dê. Anh sử dụng phân dê để chăm sóc cho 1.000 trụ tiêu. Anh Đức cho biết, chăn nuôi dê mang về nguồn thu nhập khá. Anh đang tiếp tục mở rộng quy mô đàn dê, chuyển dần sang hướng nuôi thịt, vỗ béo để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập.

Trong điều kiện giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao, nông dân chuyển sang nuôi dê thương phẩm để tạo nguồn thu nhập, giảm chi phí sản xuất. Cùng với đó, người nuôi dê có thêm nguồn phân bón chăm sóc cho cây trồng.

Nuôi dê ít bị dịch bệnh hơn các loại vật nuôi khác. Người dân có thể tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ để nuôi dê. Thị trường tiêu thụ thịt dê cũng thuận lợi, ổn định hơn các mặt hàng khác.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Đắk N'đrót, toàn xã hiện có khoảng 120 hộ chăn nuôi dê, với khoảng 3.000 con. Người dân không chỉ nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh mà đã bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để lai cải tạo đàn dê, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế.

Với những tiềm năng và giá trị từ chăn nuôi dê mang lại, xã Đắk N'đrót đang hình thành vùng chăn nuôi dê thương phẩm. Những hộ chăn nuôi dê ở xã Đắk N'đrót đã thành lập tổ hợp tác để chia sẻ kỹ thuật chăm sóc dê, kết nối đầu ra.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.