Nghề rút bao ấm ở Bát Tràng

Nghề rút bao ấm, hay nghề làm giỏ ấm tích, là nghề truyền thống lâu đời của làng Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

battrang.jpg

Dân làng không ai còn nhớ chính xác nghề này có từ bao giờ, chỉ biết rằng nghề xuất hiện do những người phụ nữ trong làng bận làm ăn, buôn bán xa nên đã nghĩ ra cách đan giỏ ấm tích để ủ trà cho chồng mình và gia đình luôn có trà nóng để thưởng thức. Ban đầu, họ chỉ làm cho gia đình, sau làm quà tặng cho bạn bè, người thân và ngày càng có nhiều người yêu thích nên nhiều người học làm để bán. Từ đó, làng Bát Tràng có thêm nghề rút bao ấm như một nghề phụ mang lại thu nhập bên cạnh nghề gốm.

Trước kia, ở Bát Tràng luôn sẵn cây mây, song do người dân thường dùng để buộc và nẹp bè để trung chuyển hàng gốm sứ đi khắp nơi. Từ đó, mây và song trở thành nguồn nguyên liệu chính để làm giỏ ấm tích. Sau này, mây, song ngày càng hiếm nên người Bát Tràng thay thế bằng tre, nứa có sẵn ở làng và các vùng lân cận. Người Bát Tràng thường làm giỏ ấm tích theo hai kiểu: Kiểu hình hộp tròn và bầu dục, có nắp đậy, phần dưới nhỏ hơn phần trên nhưng vẫn cân xứng cả về chiều cao lẫn hình dáng.

Để làm giỏ ấm tích phải trải qua nhiều khâu, đòi hỏi kỹ thuật tỉ mỉ và sự khéo léo của người thợ. Đầu tiên là khâu vót nan cốt từ tre thành các nan và đánh bóng. Một giỏ ấm thường cần 300 nan. Tiếp đó là vót vành với kích thước được xác định theo kích thước của loại ấm bên trong. Sau đó, người ta ngâm nan cốt và vành trong bể suốt 4 - 6 tháng để chống mối mọt, rồi vớt lên phơi khô, sấy kỹ. Hình dáng của giỏ ấm được định hình bằng khâu vây nan, dựng cốt. Tiếp đến là bóp hình, tức là ép các nan cốt cố định rồi đem hun bằng rơm và quét sơn. Sau 17 ngày, sơn khô hẳn, người ta mới lắp yếm (áo trong) của ấm, được nhồi rơm hoặc vải, bông bên trong cho chặt. Cuối cùng là khâu làm nắp và trang trí để hoàn thiện sản phẩm. 

Nghề rút bao ấm ở Bát Tràng không quá vất vả nhưng tốn khá nhiều công sức, thời gian (17 ngày) mới có thể hoàn thiện một sản phẩm, vì thế, giá một chiếc giỏ ấm tích của Bát Tràng khá cao, dao động từ 400.000 - 1.000.000 đồng, tùy theo kích cỡ và chất liệu của sản phẩm. 

Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Bát Tràng có 5 gia đình làm nghề rút bao ấm, nhưng sau này, do thị trường ngày càng thu hẹp nên hiện tại chỉ còn 1 hộ giữ nghề. Tuy nhiên, người Bát Tràng luôn trân trọng và tự hào về nghề truyền thống độc đáo của mình.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.