Ngư dân vùng bãi ngang 'mở biển' thắng lớn

Ngư dân vùng bãi ngang tỉnh Quảng Trị năm nay 'mở biển' muộn hơn mọi năm. Bà con rất phấn khởi vì những chuyến biến đánh bắt gần bờ đều thắng lớn, thu tiền triệu/ngày.

Thu tiền triệu mỗi ngày

Do thời tiết những ngày đầu năm không thuận lợi nên năm nay, từ ngày 11/2 (tức 11 tháng Giêng) ngư dân các xã ven biển bãi ngang ở tỉnh Quảng Trị mới bắt đầu ra quân “mở biển”. Trời nắng đẹp, ngay từ những chuyến biển đầu năm, nhiều ngư dân đã trúng lớn với nhiều loại hải sản có giá trị cao như cá cháo (cá khoai), mực nang, sứa…

watermark_img_4373-1754_20220214_771-182205.jpeg

Bữa cơm vội ngay tại bờ biển của những ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị. Ảnh: CĐ.

Theo chia sẻ của ngư dân, mặc dù sản lượng đánh bắt ít hơn so với thời điểm này năm trước nhưng bù lại giá bán cao hơn so với bình thường nên ngư dân rất phấn khởi. Tại bãi biển thôn Cang Gián, xã Trung Giang, huyện Gio Linh, ngư dân Nguyễn Thanh Hải phấn khởi cho biết: Tết năm nay thời tiết không thuận lợi, biển động mạnh nên phải đến sáng sáng ngày 11 tháng Giêng ông mới bắt đầu ra khơi “mở biển”. Bình quân mỗi chuyến biển ông đánh bắt được từ 20 – 30 kg cá cháo, 30 – 40 kg sứa.

Với giá bán tại bờ từ 120.000 – 130.000 đồng/kg cá cháo, 20.000 đồng/kg sứa, trừ chi phí ông và bạn thuyền cùng đi bỏ túi hơn 1,5 triệu đồng mỗi người/ngày. “Từ sau sau Tết, các loại hải sản bắt đầu xuất hiện, đặc biệt giá bán khá cao nên ngư dân rất phấn khởi, hi vọng một mùa biển sung túc, ấm no”, ông Hải vui vẻ nói.

watermark_img_4365-1748_20220214_282-182207.jpeg

Hải sản đánh bắt gần bờ sau khi cập bờ đã có nhiều thương lái đến thu mua. Ảnh: CĐ.

Ngư dân Hồ Hiện cho biết, năm nay ông “mở biển” muộn hơn mọi năm vì trời mưa lạnh, biển động mạnh nhưng chuyến biển đầu năm khá nhiều cá. Chỉ chưa đầy 5 tiếng đồng hồ ra khơi, ông đã thu được gần 10 kg cá cháo. Với giá bán tại bến 130.000 đồng/kg, trừ chi phí ông bỏ túi gần 1 triệu đồng.

Tranh thủ thời tiết đang thuận lợi trước đợt không khí lạnh tăng cường nên sau khi nghỉ ngơi, tiếp thêm nhiên liệu, ông tiếp tục dong thuyền vươn khơi. “Chuyến biển đầu năm mà thuận lợi, cá to, được giá như thế này là tín hiệu vui cho một năm mới làm ăn, đánh bắt thuận lợi”, ông Hiện nhận định.

Tại xã bãi ngang Hải Khê, huyện Hải Lăng, những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngư dân cũng bắt đầu ra khơi đón “lộc biển” đầu năm. Chủ tịch UBND xã Hải Khê, ông Trương Minh Tám thông tin, toàn xã hiện có hơn 400 thuyền gắn máy đánh bắt gần bờ. Năm nay do thời tiết những ngày đầu năm không thuận lợi nên ngư dân “mở biển” muộn hơn so với những năm trước.

watermark_img_4322-1749_20220214_765-182209.jpeg

Giá bán hải sản đầu năm khá cao nên ngư dân vùng bãi ngang rất phấn khởi. Ảnh: CĐ.

Mặc dù sản lượng hải sản đánh bắt được ít hơn so với thời điểm này năm trước nhưng bù lại rất dễ bán. Điều phấn khởi hơn nữa là giá cả cũng cao hơn hẳn so với những ngày trước Tết. Nếu bình thường giá cá cháo trước Tết từ 50.000 – 80.000 đồng/kg thì hiện lên đến 130.000 – 150.000 đồng/kg và được thương lái mua ngay tại bến.

“Bình quân một chuyến ra khơi, mỗi thuyền thu về từ 3 – 5 triệu đồng. Với những tín hiệu lạc quan ngay từ đầu năm như thế này, năm 2022 xã Hải Khê tin tưởng sẽ đạt sản lượng đánh bắt trên 3.100 tấn, trong đó hải sản xuất khẩu đạt 400 tấn”, ông Tám cho biết thêm.

Thực hiện nghiêm khuyến nghị IUU

Sau những ngày dài nghỉ Tết Nguyên đán, từ sáng 11/2, hàng chục tàu cá xa bờ của ngư dân các xã Triệu An, huyện Triệu Phong; Gio Việt và Thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh đã bắt đầu tập trung tại cảng cá Cửa Việt để bốc xếp ngư lưới cụ, lương thực, tiếp thêm nhiên liệu… để vươn khơi “mở biển”.

watermark_img_4352-1752_20220214_710-182210.jpeg

Năm nay do thời tiết những ngày đầu năm không thuận lợi nên ngư dân vùng bãi ngang Quảng Trị “mở biển” muộn hơn so với những năm trước. Ảnh: CĐ.

Ngư dân Nguyễn Quang Hùng, thuyền trưởng tàu cá QT 94522TS ở tại xã Triệu An, huyện Triệu Phong cho biết, tàu cá của anh chuyên đánh bắt bằng nghề lưới vây và pha xúc. Năm 2021 vừa qua, mặc dù gặp một số khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng tàu cá của anh vẫn khai thác đạt hiệu quả cao, mang lại thu nhập trên 2 tỉ đồng, 13 bạn thuyền được chia từ 100 – 120 triệu đồng mỗi người.

Để sẵn sàng cho chuyến biển đầu năm mới, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ ngư lưới cụ, lương thực, đá lạnh, tu sửa lại máy móc và các nghi lễ theo phong tục của ngư dân, anh không quên thay mới lá cờ Tổ quốc trên đỉnh cao nhất của con tàu.

“Chuyến biển đầu năm rất quan trọng nên tôi và các bạn thuyền chuẩn bị rất kỹ càng. Hi vọng năm nay sẽ tiếp tục là một năm đánh bắt thuận buồm xuôi gió, có hiệu quả cao”, anh Hùng chia sẻ.

watermark_ngu-dan-quang-tri-thu-tien-trieu-trong-nhung-chuyen-bien-dau-nam-1826_20220214_529-182211.jpeg

Các tàu các đánh bắt xa bờ chuẩn bị ngư lưới cụ trước khi vươn khơi. Ảnh: CĐ.

Đang làm thủ tục xuất bến tại Văn phòng Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm soát nghề cá tại cảng cá Cửa Việt, ngư dân Võ Thanh Tánh, chủ tàu cá QT 91379TS ở tại Thị trấn Cửa Việt cho biết, sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, anh và các bạn thuyền đã chọn ngày 11 tháng Giêng của năm mới Nhâm Dần 2022 cho chuyến vươn khơi đầu tiên trong hành trình xin “lộc biển”.

Sau khi hoàn tất những khâu chuẩn bị cuối cùng, tàu cá của anh sẽ thực hiện chuyến đánh bắt xa bờ đầu tiên của năm mới kéo dài từ 12 – 15 ngày tại vùng biển Hoàng Sa. “Bước vào năm mới Nhâm Dần, hi vọng dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát, giá nhiên liệu ổn định, giá các loại hải sản tăng cao để ngư dân chúng tôi yên tâm bám biển, bám ngư trường, vừa đánh bắt vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo”, anh Tánh kỳ vọng.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, từ những ngày giáp Tết Nguyên đán đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng, trên địa bàn tỉnh có gió mạnh, biển động mạnh, không thuận lợi cho hoạt động đánh bắt nên phải sau ngày 10 tháng Giêng, khi điều kiện thời tiết thuận lợi hơn, ngư dân trên địa bàn tỉnh mới bắt đầu ra khơi “mở biển” đầu năm. 

ngu-dan-quang-tri-thu-tien-trieu-trong-nhung-chuyen-bien-dau-nam-1817_20220215_301-182213.jpeg

Nhiều tàu cá của tỉnh ngoài cập cảng cá Cửa Việt đầy ắp cá. Ảnh: CĐ.

Đồng hành cùng ngư dân, Chi cục Thủy sản đã tăng cường theo dõi tình hình thời tiết, mùa vụ để hướng dẫn, động viên bà con tích cực bám biển khai thác đảm bảo an toàn và hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ khai thác, cũng như tuyên truyền ngư dân thực hiện nghiêm các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Luật Thủy sản 2017 nhằm góp phần cũng với cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Liên minh Châu Âu đối với hàng thủy sản Việt Nam.

“Với ngư dân, những chuyến ra khơi đầu năm không chỉ giúp họ có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn có ý nghĩa khởi đầu cho một mùa biển mới với mong ước một năm sóng êm, biển lặng, tôm cá đầy khoang”, ông Nam nói.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị cho biết, theo truyền thống của địa phương, ngư dân các xã bãi ngang như Vĩnh Thái, Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh; Trung Giang, Gio Hải, huyện Gio Linh; Triệu Lăng, Triệu Vân, huyện Triệu Phong; Hải An, Hải Khê, huyện Hải Lăng… thông thường sẽ “mở biển” vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán hàng năm.

Còn các tàu cá khai thác xa bờ làm nghề lưới rê khai thác cá thu, cá ngừ; nghề lưới vây… ở vùng biển khơi và ngư trường xung quanh đảo Cồn Cỏ cũng thường ra khơi vào ngày mùng 5, 6 tháng Giêng.

 

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.