Người trồng hoa Cần Thơ chất chứa nhiều nỗi lo vụ Tết
Đến làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ vào những ngày này, không khí chuẩn bị hoa Tết vô cùng đìu hiu, không nhộn nhịp như những năm trước.
Dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của bà con làng nghề hoa kiểng Phó Thọ - Bà Bộ, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ tất cả số hoa trồng trong thời điểm gần 3 tháng thành phố giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Từ đó việc trồng hoa thua lỗ, không thể xoay vòng vốn khiến họ mang nhiều nỗi lo vụ Tết 2022.
Đến làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ vào những ngày này, không khí chuẩn bị hoa Tết vô cùng đìu hiu, không nhộn nhịp như những năm trước. Hầu hết người dân đều “neo” đợi tình hình dịch bệnh giảm mới dám bắt tay vào sản xuất.
Ông Đoàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã Hoa kiểng Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Cần Thơ buồn vì làng nghề giảm 90% số hoa Tết.
Ông Đoàn Hữu Bốn, Giám đốc Hợp tác xã Hoa kiểng Bình An, phường Long Hòa cho biết, làng nghề hiện có 217 hộ trồng hoa kiểng, trong đó có 90 hộ tại phường Long Hòa và 127 hộ tại phường Long Tuyền. Gần 3 tháng qua, do thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, khoảng 90 hộ trồng hoa vạn thọ ở làng nghề đã phải để hoa héo khô ngoài đồng vì không thể tiêu thụ. Việc này đã khiến bà con lo ngại thị trường hoa Tết Nhâm Dần 2022 ảm đạm nên giảm quy mô sản xuất.
"Chuẩn bị hoa Tết thì riêng Hợp tác xã cũng như nông dân trong làng nghề giảm khoảng 90%. Do ảnh hưởng vốn, đa số mọi người trồng vào những tháng trước Tết, nhưng 2 tháng rồi toàn phải chặt bỏ, vừa mất vốn, vừa không có phân để trồng. Vụ hoa Tết năm nay người dân rất buồn, không biết trồng có bán được hay không. Người dân trồng ra bán tại chỗ với số lượng rất ít" - ông Bốn chia sẻ.
Dịch gây khó khăn trong khâu vận chuyển, khiến người nông dân khó lại càng khó hơn trong việc mua giống để gieo trồng.
Theo thông lệ hằng năm, từ tháng 6 âm lịch, nông dân thành phố Cần Thơ rục rịch chuẩn bị vào vụ trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán để kịp xuất bán vào tháng 12 âm lịch. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 kéo dài, quy mô và số lượng người trồng hoa đã giảm nhiều.
Đang dọn cỏ mảnh vườn của mình, ông Lương Tấn Tài (62 tuổi), ở phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, có thâm niên hơn 40 năm trồng hoa kiểng Tết cho biết, thường thì thời điểm này, vườn nhà ông đã có hàng ngàn chậu hoa trồng dọc hai bên. Năm nay, do ở trong nhà thực hiện Chỉ thị 16 suốt gần 3 tháng, khi được nới lỏng giãn cách ông mới dám ra để chuẩn bị trồng, vụ Tết này trễ hơn so với mọi năm rất nhiều.
Năm nay ông Lê Tấn Tài chỉ trồng 1.500 giỏ hoa cúc Đài Loan.
Bên cạnh đó, năm nay ông Tài chỉ trồng 1.500 giỏ hoa cúc Đài Loan, thay vì 3.000 giỏ cúc Đài Loan và mâm xôi như năm trước. Giá cây giống được ông lấy từ nhà vườn ở thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cũng tăng lên 1.000 đồng/cây, thay vì 700 đồng/cây so với năm trước. Giá cả tăng, dịch bệnh thì không lường trước được, nên ông đành trồng “cầm chừng”.
Ông Lương Tấn Tài cho biết thêm: "Bây giờ đưa vốn vào trồng là mấy chục triệu, nếu như dịch bệnh lại bùng phát, vốn đã vào mà bán lại không được. Bông thì năm nào cũng có giá, bán tại vườn là hơn 100.000 đồng/chậu, còn hoa dạt là đem ra chợ. Nhưng dịch bệnh thì người ta không thể lại được, sợ như vậy thôi".
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, việc thu mua cây con từ làng hoa Sa Đéc gặp khó. Bởi thế, người dân làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ phải nhập giống hoa từ Đà Lạt, khó chăm sóc hơn do khác biệt khí hậu. Năm trước, làng hoa trồng tổng cộng hơn 120.000 giỏ hoa các loại, năm nay dự kiến giảm chỉ còn khoảng 12.000 giỏ. Như vậy, theo ước tính của bà con làng nghề, quy mô sản xuất vụ hoa Tết năm nay chỉ bằng 10% so với năm rồi.
Gần 3 tháng qua, khoảng 90 hộ trồng hoa vạn thọ ở làng nghề đã phải để hoa tàn ngoài đồng vì không thể tiêu thụ.
Mặc dù đã chuẩn bị đầy đủ chậu, đất, cây giống để trồng nhiều loại hoa ngày Tết, nhưng lo ngại sự biến động của thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 nên ông Nguyễn Thanh Sơn, ở quận Bình Thủy vẫn đang đắn đo, suy nghĩ: "Năm nay cây giống, phân bón đều lên giá, lại sợ dịch, bán không được giá, nên tôi đành trồng ít lại".
Để giảm bớt rủi ro, thời gian gần đây, ông Lâm Quang Hồng, người trồng hoa ở làng nghề, đã chuyển dần sang mô hình kinh doanh hoa chậu, hoa trồng trong gia đình với nguồn hàng nhập từ thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp và thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dù vậy, việc kinh doanh của ông cũng không tránh khỏi khó khăn do dịch bệnh. Mặc dù đã chuẩn bị đầy đủ chậu, đất, cây giống để trồng nhiều loại hoa ngày Tết, nhưng nông dân vẫn lo ngại sự biến động của thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19.
Theo ông Hồng: "Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên vấn đề nhập hàng hoa kiểng để bà con nông dân trồng ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất là vấn đề trung chuyển, vận chuyển; thứ hai số lượng hàng hóa để cung cấp cho bà con hầu như là nhỏ giọt, không được đầy đủ như mọi năm. Lý do nhà sản xuất không đủ nguyên liệu để làm hàng, người ta cứ nhỏ giọt. Ví dụ tôi đặt 10.000 thì người ta chỉ đưa 1.000, nên bà con gặp rất nhiều khó khăn".
Năm nay thời tiết ổn định nhưng lại bị dịch bệnh Covid-19, nông dân trồng hoa ở làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ còn rất nhiều âu lo. Tuy vậy, vụ hoa Tết là vụ mùa đẹp nhất trong năm, nên bà con vẫn cố gắng duy trì vì trót gắn bó cái nghề đã qua nhiều thế hệ. Mong rằng, người trồng hoa sẽ sớm đạt nguyện vọng, được tiêm vaccine ngừa Covid-19, để Tết Nguyên đán có thể bôn ba, mang hoa đến mọi miền, ai cũng được du xuân bên những nụ hoa tươi thắm./.
Nguồn: Theo VOV
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận