Nhu cầu về thực phẩm của Peru gia tăng tại Việt Nam

Peru đang tiếp tục kế hoạch nhằm củng cố xuất khẩu của mình tại các thị trường châu Á như Việt Nam, nơi xuất khẩu thực phẩm của nước này tăng 18,8% từ tháng 1 - 10/2021. Ngành này ghi nhận doanh thu 4,6 triệu USD, một con số tăng đáng kể ...

5515_209324-peruvian_grapes-jpg.jpg

Nho tươi là một trong những sản phẩm Peru được săn lùng nhiều nhất tại Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu tăng 32,9% trong giai đoạn từ tháng 1 - 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Loại quả này quan trọng thứ ba tại thị trường này, với khối lượng 143,056 triệu tấn năm ngoái, và thị phần của nho Peru đang tăng đều đặn.

Điều đáng chú ý là mức tiêu thụ rau quả cao ở Việt Nam, với 104kg trái cây và 204kg rau tính trên đầu người mỗi năm, cao hơn lần lượt 300% và 52,2% so với mức trung bình toàn cầu.

Đây là thị trường có tiềm năng tăng trưởng rất lớn đối với rau quả của Peru. Sau nho, các sản phẩm của Peru được người Việt Nam ưa chuộng nhất là hạt diêm mạch (quinoa), đậu mắt đen và gừng băm nhỏ.

Peru là nhà cung cấp hạt diêm mạch (quinoa) hàng đầu cho Việt Nam, một sản phẩm đã được khẳng định là nổi bật nhất trong năm nay về tốc độ tăng trưởng, với xuất khẩu tăng 206,2%.

Để tiếp tục củng cố các loại thực phẩm của Peru tại thị trường Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhiều hoạt động khuyến mại khác nhau đang được triển khai trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, chẳng hạn như "Tuần lễ siêu thực phẩm Peru" với sự hợp tác cùng Chopp, nền tảng thương mại điện tử thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam.

Việc quảng cáo hạt chia và nam việt quất trên nền tảng này sẽ diễn ra trong hai tuần bắt đầu từ ngày 20/12. Tiếp sau đó là các chương trình khuyến mãi khác, đáng chú ý nhất là nho Peru tươi theo mùa, sẽ có mặt tại các cửa hàng truyền thống từ cuối tháng 12. Các buổi trưng bày đặc biệt của siêu thực phẩm Peru sẽ được giới thiệu tại 25 siêu thị của hai nhà bán lẻ hàng đầu - Central Retail và AEON Việt Nam - cũng như các buổi nếm thử tại 6 siêu thị AEON.

Các thị trường chính tiêu thụ thực phẩm nông sản của Peru ở châu Á năm 2020 là Trung Quốc (182 triệu USD), Hồng Kông (158 triệu USD), Hàn Quốc (116 triệu USD) và Nhật Bản (89 triệu USD). Tại Đông Nam Á, các thị trường chính là Indonesia (11,5 triệu USD), Malaysia (6,4 triệu USD), Thái Lan (8 triệu USD), Việt Nam (4 triệu USD) và Singapore (1,4 triệu USD).

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Phát triển đặc sản cá tép dầu sông Đà

Sau khi công trình thủy điện Sơn La hoàn thành đã tạo cho huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) một vùng lòng hồ rộng lớn, phù hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Nông sản “rủ nhau” lên sàn mùa dịch

Dịch Covid-19 bùng phát đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người, từ mua hàng trực tiếp sang mua hàng online. Đây là cơ hội mở ra cánh cửa tiêu thụ mới cho các loại nông sản.

Lào Cai lần đầu xuất khẩu sản phẩm quế có chỉ dẫn địa lý

Lần đầu tiên sản phẩm quế xuất khẩu có chỉ dẫn địa lý Lào Cai với khoảng 100 tấn đã được xuất khẩu sang thị trường Singapore, Ấn Độ...

Cà gai leo - dược liệu hàng đầu giúp khắc chế viêm gan virus, xơ gan

Cà gai leo là thảo dược được chứng minh giúp giảm nguy cơ xơ gan, phục hồi tổn thương tế bào gan…. Việc chuẩn hóa Cà gai leo đạt chuẩn GACP - WHO là hướng đi đúng đắn để mang lại nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và bền vững cho người bệnh.