Giá gạo xuất khẩu nhanh chóng tăng thêm 2 USD/tấn

Sau 2 ngày giảm, ngày 25.3.2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhanh chóng tăng thêm 2 USD/tấn. Thị trường lúa gạo trong nước ổn định.

bao-bi-gao-bat-mat.jpg

Sau 2 ngày giảm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhanh chóng tăng thêm 2 USD/tấn.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau khi giảm 5 USD/tấn, ngay sau đó giá gạo xuất khẩu 5% tấm và 25% tấm của Việt Nam đã nhanh chóng tăng trở lại 2 USD/tấn, bán ra ở mức giá 415 USD/tấn (gạo 5% tấm) và 395 USD/tấn (gạo 25% tấm).

Giá gạo 100% tấm vẫn giữ nguyên ở mức giá 338 USD/tấn.

Như vậy, sau khi điều chỉnh giảm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam loại 5% tấm cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan 10 USD/tấn. Tuy nhiên, gạo 25% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 8 USD/tấn và gạo 100% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan tới 64 USD/tấn. Hiện tại, giá gạo xuất khẩu các loại của Thái Lan bán ra ở mức tương ứng 405 USD/tấn, 403 USD/tấn và 402 USD/tấn.

Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ và Pakistan vẫn giữ nguyên. Trong đó, gạo xuất khẩu các loại của Ấn Độ bán ra ở mức: 343 USD/tấn, 323 USD/tấn và 313 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Pakistan ở mức 343 USD/tấn, 328 USD/tấn và 345 USD/tấn.

Tại thị trường trong nước, giá lúa, gạo ổn định. Trong đó, tại vựa lúa An Giang, giá lúa lúa IR 504 ổn định ở mức 5.600 – 5.700 đồng/kg; lúa Đài thơm 8: 5.800 – 6.000 đồng/kg; lúa OM18:  5.800 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi): 5.500 – 5.850 đồng/kg; lúa OM5451: 5.700 – 5.800 đồng/kg; lúa OM 380: 5.500 – 5.600 đồng/kg; Nàng Hoa 9: 5.800 - 5.900 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô): 11.500 - 12.000 đồng/kg.

Tại các chợ, giá gạo bán lẻ cũng ổn định: Gạo thơm Jasmine: 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen: 20.000 đồng/kg; gạo thơm Thái Lan hạt dài: 18.000 - 19.000 đồng/kg; gạo Hương Lài: 19.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa: 17.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái Lan: 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan: 20.000 đồng/kg; gạo Nhật: 20.000 đồng/kg…


 

 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Bộ giống lúa của Vinaseed vững vàng trước mưa gió

Trong khi nhiều diện tích lúa tại các tỉnh Nam Trung bộ thiệt hại nặng do đợt mưa lớn bất thường đầu tháng 4/2022, bộ giống lúa của Vinaseed vẫn đứng vững.

Tìm cách bảo tồn giống lợn Lop tai cụp quý hiếm của Anh

Những phát hiện gần đây từ một nghiên cứu về bộ gen đã mở đường cho việc bảo tồn giống lợn Lop tai cụp bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ Vương quốc Anh.

Khởi nghiệp cảm biến xét nghiệm đất nhanh hút vốn đầu tư

Stenon, công ty công nghệ nông nghiệp với thiết bị cảm biến xét nghiệm đất theo thời gian thực, đã huy động được ngay 20 triệu USD trong vòng huy động vốn đầu tiên.

Công nghệ vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản

Việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm vi sinh từ những 'vi khuẩn thân thiện' hay vi khuẩn có lợi được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.

Cảm biến đất giá rẻ giúp nông dân tiết giảm phân bón

Cảm biến đất có thể giúp nông dân chọn thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây trồng với lượng cần thiết, do tính được yếu tố thời tiết và điều kiện của đất.

Hà Nội: Quản chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Cùng với đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021, Hà Nội chủ trương quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản, thực phẩm đã được phân hạng, cấp sao; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, góp ý để hoàn thiện các tiêu chuẩn

Tháo 'vòng kim cô' cho các viện nghiên cứu

Nghị định 70/2018/NĐ-CP về quản lý tài sản khoa học công nghệ sử dụng vốn Nhà nước được ví von như một chiếc “vòng kim cô” đang siết trên đầu các viện nghiên cứu...

Chuyển mình nông nghiệp xứ Nghệ

Bộ mặt nông nghiệp Nghệ An đã và đang chuyển mình nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sợ trỗi dậy tiềm năng của các vùng đất miền tây xứ Nghệ.

Nơi 'trời phú' phát triển cây dược liệu

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, Lâm Đồng là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu, cho giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác.

Sản xuất lương thực từ vi sinh vật bằng năng lượng mặt trời

Các nhà khoa học Đức phát triển hệ thống sản xuất lương thực từ vi sinh vật sử dụng năng lượng mặt trời giúp tăng sản lượng, ngăn chặn phân bón từ thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường.