Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

tomk.png

Các doanh nghiệp ngành tôm đang tập trung bán tôm sú nguyên con sang Trung Quốc. Ảnh: Thanh Sơn.

Một điểm sáng trong xuất khẩu tôm đầu năm 2022 là sự phục hồi rất mạnh của thị trường Trung Quốc. Năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm tới 22% so với 2020. Nhưng trong quý I năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng tới 70% so với cùng kỳ, đạt 109 triệu USD.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng rất mạnh  trước hết là do nhu cầu nhập khẩu tôm đang phục hồi mạnh tại thị trường này.

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới với các kênh dịch vụ ẩm thực có quy mô rất lớn. Năm 2018, nhập khẩu tôm của Trung Quốc mới đạt giá trị 1,4 tỷ USD. Đến năm 2021 đã tăng lên ở mức 3,7 tỷ USD.

Lượng tôm nhập khẩu vào Trung Quốc đang có xu hướng tăng lên. Năm 2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 611.000 tấn tôm nước ấm đông lạnh, tăng 12% so với 2020.

Năm 2022, nhập khẩu tôm của Trung Quốc được dự báo tăng mạnh, khi người tiêu dùng nước này đã có lại niềm tin đối với tôm nhập khẩu. Điều này đã được thể hiện ngay từ những tháng đầu năm. Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh vào Trung Quốc đã đạt 114.000 tấn, trị giá 739 triệu USD, tăng 26% về lượng và 51% về trị giá so với cùng kỳ 2021.

Điều đáng chú ý là nhập khẩu tôm vào Trung Quốc tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá tôm nhập khẩu tăng khá nhiều. Cụ thể, trong tháng 2, giá tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc ở mức bình quân 6,3 USD/kg, tăng tới 21% so với tháng 2/2021. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ tôm đang phục hồi mạnh ở thị trường này.

Nhu cầu nhập khẩu tôm từ các thị trường vào Trung Quốc trong năm nay còn được hỗ trợ từ chủ trương của Chính phủ nước này là tăng lượng thủy sản nhập khẩu lên mức 66 triệu tấn để giảm bớt nhu cầu về thịt lợn. 

Tuy nhiên, quốc gia này hiện vẫn đang theo đuổi chính sách “Zero Covid” nên sẽ ít nhiều tác động tới xuất khẩu tôm Việt Nam. Dẫu vậy, việc xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc đã rất tăng mạnh tới 70% trong quý I, cho thấy các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam đã kịp thích ứng với các chính sách phòng chống Covid-19 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp ngành tôm đã nắm rõ được thế mạnh cũng như hạn chế của tôm Việt Nam trong cạnh tranh trên các thị trường nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng cũng là một nguyên nhân giúp tôm Việt Nam có được chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường Trung Quốc.

Theo TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimexvn, với thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp ngành tôm đang tập trung bán tôm sú nguyên con cỡ lớn, tôm sống luộc, bởi đây là mặt hàng người Trung Quốc yêu chuộng và ngành tôm Việt Nam ít có đối thủ.

Các doanh nghiệp không đẩy mạnh bán tôm tươi IQF vào Mỹ vì đây là thế mạnh của Ecuador và Ấn Độ do giá sản phẩm này của họ rất rẻ. Thay vào đó, tập trung vào các sản phẩm tôm luộc, tôm rim, tôm chiên, tôm bao bột.., là những sản phẩm thế mạnh của ngành tôm Việt Nam nhờ có công nghệ chế biến hàng đầu thế giới.

Sản phẩm tôm chế biến cũng sẽ là thế mạnh cạnh tranh của tôm Việt Nam tại thị trường EU, nơi mà tôm tươi Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại đến từ Ecuador. Riêng với thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào các sản phẩm đòi hỏi chế biến cầu kỳ, mẫu mã đẹp.

 

Bình luận

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.

Nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến

Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, việc nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới bởi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn chậm trong khi nguồn cung trong nước dồi dào.