Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Báo cáo của Cục chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn), cho thấy tháng 4 ước nhập 160 triệu USD rau quả, đưa tổng giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm của mặt hàng này lên 562,1 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu so với 4 tháng đầu năm 2020, giá trị nhập khẩu của năm nay cũng tăng 50%.

Tính trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường Việt Nam nhập nhiều rau quả nhất (chiếm 34,9%), tiếp đến là Mỹ (19,1%) và Australia (9,3%). Đây là ba thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam.

6a5a6061-1652078633-9801-1652079361.jpg


Trái cây ngoại nhập trên kệ một siêu thị ở Đà Nẵng: Ảnh: Nguyễn Đông

Khảo sát tại các cửa hàng trái cây và chợ truyền thống, cho thấy hàng nhập khẩu ngày càng đa dạng chủng loại, số lượng lớn. Mỗi nhóm trái cây có 3-5 loại nhập từ nhiều nước khác nhau. Với những loại trái cây nhiệt đới, ngoài sản phẩm trong nước, thị trường xuất hiện thêm các sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc như xoài, mãng cầu, cam, măng cụt, chôm chôm, me, thanh trà... Giá cũng cao hơn hẳn hàng Việt, thậm chí đắt gấp đôi nhưng mẫu mã đẹp và đồng đều.

Tại cửa hàng trái cây trên đường Lê Đức Thọ (Gò Vấp), xoài giống Thái trồng ở miền Tây có giá bán lẻ 20.000 đồng một kg còn hàng Thái Lan nhập khẩu là 30.000 đồng. Măng cụt Lái Thiêu được bán giá 85.000 đồng một kg trong khi hàng nhập khẩu Thái Lan lên tới 200.000 đồng một kg và vẫn được khách ưa chuộng.

Ở phân khúc cấp thấp, trái cây Trung Quốc như quýt, cam, táo, nho, lê ngày càng ồ ạt vào Việt Nam với giá rẻ. Như nho, ngoài các loại nho đỏ, xanh cùng giống với hàng Việt, thị trường còn có thêm nho kẹo không hạt của Trung Quốc. Loại này mẫu mã đẹp, chùm đồng đều bắt mắt mà giá chỉ ở mức 70.000-80.000 đồng một kg, rẻ hơn nho loại 1 của Việt Nam và rẻ gấp đôi hàng nhập từ Mỹ.

Với phân khúc cao cấp, các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc giá hấp dẫn và giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Tại hệ thống các siêu thị lớn như Metro, Big C, Coopmart, Winmart, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM, táo, lê, nho, dâu liên tục treo biển khuyến mãi giảm giá 10-20%. Đặc biệt, nhiều loại táo giá giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

xoai-thai-1652078669-3358-1652079361.jpg

Xoài Thái trồng ở miền Tây (bên trái) và hàng nhập khẩu Thái Lan (bên phải). Ảnh: Thi Hà

Trong khi hàng ngoại nhập chất đầy các kệ hàng trong nước, nhiều trái cây và rau quả trong nước dù "đại hạ giá" vẫn ế ấm.

Điển hình như xoài, mít, sầu riêng, thanh long, chôm chôm, dưa hấu đang giảm giá mạnh, nhiều sản phẩm bán tại vườn chỉ vài nghìn đồng nhưng không có thương lái ghé mua. Hiện xoài 3 màu tại vườn thuộc tỉnh An Giang chỉ 2.000-3.000 đồng một kg, xoài cát Hòa Lộc (loại 1) 10.000 đồng, mít 7.000 đồng một kg, bưởi da xanh 15.000-30.000 đồng, chuối 8.000 đồng một kg...

Giá trái cây trong nước giảm mạnh là vì xuất khẩu gặp khó. Trung Quốc thực hiện chính sách "zero Covid" nên hàng xuất bị ách tắc không chỉ đường bộ mà cả đường biển. Trong khi đó, chất lượng nông sản Việt chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để xuất sang các thị trường khó tính. Do đó, 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 1,17 tỷ USD, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 25-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chị Hoa, một thương nhân chuyên nhập khẩu nông sản ngoại, cho biết Việt Nam không khó khăn trong việc kiểm tra Covid-19 trên hàng hoá nên hàng từ Trung Quốc, Thái Lan dễ dàng hơn so với hàng xuất khẩu. Bốn tháng qua, công ty bà nhập khẩu nông sản tăng 20% so với cùng kỳ 2021. Ngược lại, 4 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc của công ty bà bị đình trệ do cửa khẩu ách tắc. "Hai tháng nay tôi không hề xuất xe nông sản nào sang Trung Quốc vì đi lại quá khó khăn, kiểm dịch khắt

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng trái cây Việt sẽ còn khó khăn trong năm nay nếu chính sách "zero Covid" của Trung Quốc kéo dài. Hiện, Trung Quốc cũng đang phong tỏa một vài cảng biển nên tàu, thuyền hoạt động khó khăn, gây ách tắc. Với đường bộ, xuất khẩu vẫn đang khó khi mỗi ngày chỉ thông quan được 50-120 xe, giảm 20% so với trước dịch.

 

 

Nguồn: Theo Vnexpress.net

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.

Nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến

Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, việc nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt sẽ không tăng đột biến trong thời gian tới bởi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn chậm trong khi nguồn cung trong nước dồi dào.