Chuyển mình nông nghiệp xứ Nghệ

Bộ mặt nông nghiệp Nghệ An đã và đang chuyển mình nhờ ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sợ trỗi dậy tiềm năng của các vùng đất miền tây xứ Nghệ.

Qua 13 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Nghệ Anđã đạt được một số kết quả nội bật liên quan đến ứng dụng Khoa học công nghệ (KH-CN).

watermark_a-34-0947_20210816_715-151116.jpeg

Nhiều vùng cây ăn quả trọng điểm của Nghệ An đã có bước chuyển mạnh mẽ về sản xuất, chất lượng sản phẩm nhờ ứng dụng KH-CN.. Ảnh: Việt Khánh. 

Sau khi nắm bắt chủ trương chung, Nghệ An đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các phương án lồng ghép nội dung KH-CN vào các chương trình, đề án gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, của ngành.

Chương trình tức thì tạo chuyển biến rõ rệt, giúp các đối tượng được thụ hưởng, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và số đông người lao động thay đổi tư duy, nhận thức, xem tiến bộ KH-CN là nguồn lực phát triển.

Các kết quả nghiên cứu KH-CN đã góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thông qua việc chủ động áp dụng các bộ giống mới, giống có phẩm cấp nhằm nâng tầm các mặt hàng chủ lực (lúa, sắn, cam, lạc, khoai tây…).

Điểm nhấn trong ứng dụng KH-CN tại Nghệ An là tích cực thúc đẩy hình thức liên kết, lấy doanh nghiệp làm nòng cốt để tiến tới sản xuất theo chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị vững bền.

Ghi nhận từ nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện miền núi, đến nay đã hình thành khá nhiều mô hình cho giá trị kinh tế cao (sản xuất lúa Japonica J02; chuỗi sản xuất lạc, chè, dược liệu, khoai tây…); canh tác rau màu theo hướng hàng hóa cao cấp; mở rộng quỹ đất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (nhà màng, nhà lưới…).

watermark_chu-luc-2-0947_20210816_566-151117.jpeg

Công tác nghiên cứu, ứng dụng KH-CN góp phần nâng tầm các mặt hàng chủ lực của Nghệ An, điển hình là cây lạc. Ảnh: Thanh Nga.

Về lâm nghiệp, chuỗi giá trị sản phẩm gỗ được nâng cao thông qua chế biến sâu; thủy sản tăng diện tích nuôi tôm thâm canh theo công nghệ Biofloc luôn chủ động trong mọi điều kiện thời tiết…

Đến nay quá trình chuyển giao, ứng dụng KH-CN mới đã ứng dụng rộng rãi trên diện rộng. Hiểu rõ giá trị tài nguyên đất đang sở hữu là "tấc đất tấc vàng", doanh nghiệp và nông dân không ngần ngại đầu tư trang thiết bị tiên tiến nhằm tạo giá trị sinh lợi lớn.

Từ suy nghĩ đó, nhiều vùng canh tác trọng điểm thuộc các huyện Nghĩa Đàn, Con Cuông, Quỳ Hợp… đã chủ động lắp đặt công nghệ tưới nhỏ giọt, phun sương… cho cây ăn quả, cây công nghiệp, kết hợp kỹ thuật luân canh, xen canh bắt buộc (đối với cây mía, sắn…). Điều này không những tăng giá trị kinh tế vượt trội trên cùng đơn vị diện tích, mà còn cải tạo đất hiệu quả trước sự tác động của các đối tượng dịch hại và môi trường.

Các thành tựu của công nghệ sinh học trong tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt (lúa thuần, lạc, chanh leo, lúa thảo dược, lợn VCN 08…) tiếp tục được nhìn nhận khai thác tiềm năng.

watermark_a-110-0947_20210816_417-151118.jpeg

Ứng dụng công nghệ cơ giới vào thu hoạch chè tại Nghệ An. Ảnh: VK.

Đặc biệt, một số loại chế phẩm sinh học (đệm lót sinh học trong chăn nuôi, chế phẩm Biogreen để xử lý tồn dư hóa chất, chế phẩm Composmaker) đã được UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ, đây là điều kiện để tiếp tục nhân rộng...

Ông Hoàng Nghĩa Nhạc, Phó Giám đốc Sở KH-CN Nghệ An chia sẻ: Tới đây, Nghệ An Giai sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động KH-CN theo hướng thương mại hóa các kết quả, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn với ứng dụng thực tiễn, gắn với doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lượng tốt, khối lượng lớn và thương hiệu mạnh.

Trên tinh thần đó, sẽ ưu tiên đầu tư chuỗi giá trị cho một số sản phẩm, tập trung nguồn lực để tác động khoa học và công nghệ cho một số sản phẩm chủ lực mang tính chiến lược.

Nhờ ứng dụng KH-CN, hàng loạt mô hình mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, điển hình như: Trồng mía nguyên liệu, thâm canh đạt năng suất từ 100 – 120 tấn/ ha, chữ đường đạt 11-11,5 CCS; trồng và chế biến dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát và Công ty Cổ phần Dược liệu Mường Lống; ứng dụng sáng chế Biogas đa năng Vị Nông để xử lý chất thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ…
Nâng tầm thương hiệu nông sản
Với sự vào cuộc, chú trọng đầu tư vào khoa học công nghệ (KH-CN), đặc biệt là Sở KH-CN và Sở NN-PTNT Nghệ An, nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương của xứ Nghệ vốn chưa thể "cất cánh” như cam Vinh, gà Thanh Chương, cá thu Cửa Lò, mực khô Quỳnh Lưu, tôm nõn Diễn Châu, mật ong Tây Hiếu, bò giằng Tương Dương… nay đã khoác lên mình tấm áo mới nhờ được xây dựng, bảo hộ về sở hữu công nghiệp. Sản phẩm đã củng cố được thương hiệu, vị thế.

nong-nghiep-xu-nghe-chuyen-minh-194438_20210817_457.jpeg

Cam Vinh là một trong những sản phẩm có lợi thế của địa phương. Ảnh: Anh Khôi.

Rõ nhất là cam Vinh, từ lâu đã là đặc sản trứ danh của mảnh đất xứ Nghệ đầy nắng gió. Hiện nay, cam Vinh đã được kiểm soát chặt chẽ quỹ trình sản xuất, vùng trồng và dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc, tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh, "lập lờ" về nguồn gốc trên thị trường...

Khi nguồn gốc sản phẩm được chứng thực, thương hiệu cam Vinh nức tiếng lập tức trở lại đúng với vị thế vốn có. Như một quy luật tất yếu, hiệu quả kinh tế cũng vọt thêm 10% so với trước đây. Cam Vinh hiện đã có mặt khắp các siêu thị lớn nhỏ trên cả nước.

Một cái tên xứng đáng được xem là tiên phong trong ứng dụng KH-CN trong ngành nông nghiệp Nghệ An những năm qua là Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát. Thành công của doanh nghiệp này gắn chặt với vai trò rõ nét của vị giám đốc Phan Xuân Diện.

nong-nghiep-xu-nghe-chuyen-minh-194543_20210817_154.jpeg

Dòng sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát ngày càng được biết đến rộng rãi. Ảnh: Việt Khánh.

Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, anh Diện theo chân đội tri thức trẻ tình nguyện vào công tác tại một xã miền núi của tỉnh Đắc Lắc. Ngày ngày tiếp xúc, chứng kiến đồng bào bản địa vào rừng thu hoạch cây dược liệu về bán cho tư thương, trong đầu anh bỗng nảy lên ý tưởng: Tại sao không trồng cây dược liệu trên chính quê hương mình?

Tuy nhiên suy nghĩ đó chỉ như cơn gió thoảng qua, bởi với bộn bề lo toan, muốn hay không chàng trai trẻ cũng đành gác lại giấc mơ sang một bên. Đến tận năm 2015, khi UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học phát triển cây dược liệu quý thành cây chiến lược kinh tế của tỉnh nhà, lúc này Phan Xuân Diện mới tìm thấy có cơ hội cho riêng mình.

Nhận thấy tiềm năng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Con Cuông, anh mạnh dạn đề xuất dự án trồng cây dược liệu quý tại đây. Bằng hiểu biết sâu rộng và nhiệt huyết căng tràn, Phan Xuân Diện đã thuyết phục được những nhà chuyên môn khó tính, giấc mơ dược liệu chính thức được khởi nguồn từ đó.

Từ một vùng đất hoang ngút ngàn cỏ dại, nhiều loài dược liệu như dây thìa canh, cà gai leo, giảo cổ lam, đinh lăng... thay nhau mọc lên tươi tốt. Tuy nhiên niềm vui ngắn chẳng tày gang khi vấn đề đầu ra thời điểm đó thực sự bức bí.

nong-nghiep-xu-nghe-chuyen-minh-194627_20210817_295.jpeg

Áp dụng KH-CN để phát triển mô hình cây dược liệu là hướng đi khả quan tại Nghệ An. Ảnh: TN.

Không đành lòng nhìn đứa con tinh thần lâm cảnh chết dần chết mòn, anh cùng cộng sự bàn bạc và tiến tới mở xưởng sản xuất, chế biến chè dược liệu theo chuỗi liên kết.

Ngoài số vốn hỗ trợ từ Sở KH-CN, anh Diện mạnh dạn thế chấp tài sản, huy động thêm khoảng 2 tỷ đồng đầu tư chuỗi dây chuyền khép kín công nghệ cao, đồng thời mở rộng thêm quy mô. Lúc này đánh dấu sự ra đời của Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ nông nghiệp Thành An, sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát.

Từ 7 ha đất nằm “chỏng chơ” giữa chốn đại ngàn, nơi có độ cao đến 800 m so với mực nước biển, với bàn tay, khối óc của những con người nhiệt huyệt, đã sớm hình thành một chuỗi sản xuất khép kín đáng tự hào. Chẳng phải ngẫu nhiên, các sản phẩm dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát được đánh giá có hàm lượng dược tính cao hơn, ổn định hơn hẳn các vùng khác…, hiển nhiên số đông người tiêu dùng cũng nhận ra điều đó.

Từ thành công vang dội của Cam Vinh và dòng sản phẩm dược liệu thương hiệu Pù Mát, hơn 30 mặt hàng đặc trưng của Nghệ An (gà Thanh Chương, ổi Nghĩa Đàn, tương Sa Nam, nước mắm Vạn Phần…) đã được khoác lên mình tem điện tử truy xuất nguồn gốc, dần xây dựng và khẳng định vị thế của nông sản xứ Nghệ.

 

Bình luận

Bộ giống lúa của Vinaseed vững vàng trước mưa gió

Trong khi nhiều diện tích lúa tại các tỉnh Nam Trung bộ thiệt hại nặng do đợt mưa lớn bất thường đầu tháng 4/2022, bộ giống lúa của Vinaseed vẫn đứng vững.

Giá gạo xuất khẩu nhanh chóng tăng thêm 2 USD/tấn

Sau 2 ngày giảm, ngày 25.3.2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã nhanh chóng tăng thêm 2 USD/tấn. Thị trường lúa gạo trong nước ổn định.

Tìm cách bảo tồn giống lợn Lop tai cụp quý hiếm của Anh

Những phát hiện gần đây từ một nghiên cứu về bộ gen đã mở đường cho việc bảo tồn giống lợn Lop tai cụp bản địa quý hiếm, có nguồn gốc từ Vương quốc Anh.

Khởi nghiệp cảm biến xét nghiệm đất nhanh hút vốn đầu tư

Stenon, công ty công nghệ nông nghiệp với thiết bị cảm biến xét nghiệm đất theo thời gian thực, đã huy động được ngay 20 triệu USD trong vòng huy động vốn đầu tiên.

Công nghệ vi sinh vật ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản

Việc nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm vi sinh từ những 'vi khuẩn thân thiện' hay vi khuẩn có lợi được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản.

Cảm biến đất giá rẻ giúp nông dân tiết giảm phân bón

Cảm biến đất có thể giúp nông dân chọn thời điểm tốt nhất để bón phân cho cây trồng với lượng cần thiết, do tính được yếu tố thời tiết và điều kiện của đất.

Hà Nội: Quản chặt chất lượng sản phẩm OCOP

Cùng với đẩy mạnh thực hiện mục tiêu Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2021, Hà Nội chủ trương quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản, thực phẩm đã được phân hạng, cấp sao; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, góp ý để hoàn thiện các tiêu chuẩn

Tháo 'vòng kim cô' cho các viện nghiên cứu

Nghị định 70/2018/NĐ-CP về quản lý tài sản khoa học công nghệ sử dụng vốn Nhà nước được ví von như một chiếc “vòng kim cô” đang siết trên đầu các viện nghiên cứu...

Nơi 'trời phú' phát triển cây dược liệu

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, Lâm Đồng là địa phương có rất nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu, cho giá trị kinh tế vượt trội so với cây trồng khác.

Sản xuất lương thực từ vi sinh vật bằng năng lượng mặt trời

Các nhà khoa học Đức phát triển hệ thống sản xuất lương thực từ vi sinh vật sử dụng năng lượng mặt trời giúp tăng sản lượng, ngăn chặn phân bón từ thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường.