Những làng triệu phú ở nơi từng là vùng 135

Có một loại cây ăn quả đã thay đổi cuộc sống của nhiều người dân xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang). Cũng nhờ loại cây này mà từ một miền quê nghèo, giờ đây Phù Lưu được mệnh danh là mảnh đất của những triệu phú.

cam-ham-yen.jpg

Cam sành là sản phẩm chủ lực của xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang).

Xã Phù Lưu nằm ở mạn phía bắc của huyện Hàm Yên. Trước đây, đời sống nhân dân khó khăn do đất đai khó canh tác. Kể từ khi mô hình trồng cam sành phát triển, cuộc sống bà con được cải thiện. Ngoài thoát nghèo, giờ đây, hàng loạt triệu phú "chân đất" đã xuất hiện tại miền quê này. 

Chăm chỉ với cây cam, bộ mặt Phù Lưu thay đổi từng ngày. Những con đường bê tông kéo dài thẳng tắp từ đầu đến cuối xã. Hình ảnh chiếc ôtô rong ruổi trên đường làng không còn xa lạ. Những mái nhà xập xệ được thay bằng những ngôi nhà tầng cao ráo, khang trang.

Đang mải mê sơn lại ngôi nhà mới hai tầng, anh Hồ Hữu Hạnh không giấu nổi niềm vui khi nhắc đến cam. Gia đình anh có gần 1.000 gốc cam. Vào vụ được giá, việc bán cam sành giúp anh thu về 600-700 triệu đồng. Đây là số tiền mà trước đây có nằm mơ anh cũng không dám nghĩ đến. Có tiền trong tay, anh mạnh dạn xây nhà, mua xe, trang trải cho cuộc sống.

Anh Hạnh chia sẻ: "Mọi thứ có được bây giờ cũng là nhờ trồng cam. Xã này nhiều người đi lên từ cam sành lắm. Nhiều hộ có vườn lớn thu về cả tỉ mỗi năm. Không có cam, chắc Phù Lưu không được như bây giờ".

unnamed-2-02.jpg

Nhiều người dân Tuyên Quang đổi đời nhờ cây cam sành.  

Trong hơn 1.500 hộ trồng cam tại Phù Lưu, không có hộ nào thuộc diện hộ nghèo. Đặc biệt, hơn 200 hộ thu lãi từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng mỗi năm. Tính trên toàn xã, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8%, giảm 26% so với năm 2011. Mỗi năm, sản lượng cam của xã Phù Lưu đạt trên 40.000 tấn.

Những làng có nhiều triệu phú cam sành bậc nhất xã phải kể đến Nặm Nương, Nà Có, Nà Luộc, thôn Táu, Bản Ban, Pá Han. 

Sau khi học hỏi mô hình trồng cam sành, thôn Táu (Phù Lưu) khoác lên mình bộ áo mới. Cảnh trẻ em thiếu ăn, không được tới trường đã lui về quá khứ. Thôn hiện có hơn 110 hộ trồng cam. Trong đó, 70 hộ mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng. Từ một thôn bản nghèo, trong 5 năm qua, thôn Táu đã có 15 ngôi nhà sàn bê tông, nhiều nhà xây 2, 3 tầng khang trang.

Hiện tại, xã Phù Lưu đã đạt hết toàn bộ tiêu chí nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng, giao thông, trường học phát triển mạnh mẽ. Là xã có diện tích trồng cam sành lớn nhất của huyện, nông dân Phù Lưu chú trọng phát triển theo hướng hữu cơ, VietGAP. Thu nhập bình quân tại đây đạt gần 37 triệu đồng/người/năm, tăng gần 30 triệu đồng so với năm 2011. 

Cam Phù Lưu nổi tiếng xa gần không chỉ bởi vị ngọt đậm đà mà còn ở cái tâm của người trồng cam. Hiện tại, người dân nơi đây đang hạn chế tối đa việc sử dụng chất hóa học trong nông nghiệp. Đây là một ưu điểm vượt trội của cam Phù Lưu.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đỗ Đình Quý - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu - cho biết, cam chính là cây thoát nghèo của người dân nơi đây. Từng là xã 135, giờ đây Phù Lưu đã về đích nông thôn mới. Kể năm 2012 đến nay, cuộc sống của nhân dân bước sang trang mới. Những năm cam được giá, kinh tế của bà con nông dân cũng từ đó được cải thiện. Ngoài chủ lực là cây cam, địa phương còn phát triển thêm các nông sản khác như chanh, na. 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm

Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng

Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ

Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.

Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa

Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.

Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây

Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.

Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'

Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.

'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn

Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.

Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong

Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.

Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt

Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long

Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”

Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.

Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi

Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.