Nông dân Mỹ đau đầu lựa chọn ngô hay đậu tương cho vụ mùa mới

Phân bón và chi phí đầu vào tăng khiến quyết định trồng ngô hay đậu tương đặc biệt khó khăn với những nông dân Mỹ muốn kiếm lợi nhuận tối đa trong mùa vụ này.

corn-and-soybean_adobestock_65631699-2-210337_749.jpeg

Nông dân Mỹ đau đầu lựa chọn ngô hay đậu tượng cho vụ mùa mới để kiếm được lợi nhuận tối đa. Ảnh minh họa: Adobestock.

Trong khi một số người trồng đang xem xét chuyển sang trồng đậu tương như một cách để tránh chi phí phân bón tốn kém, điều đó có thể không tác dụng mà còn làm giảm chất dinh dưỡng của đất đai.

Matt Clover, Giám đốc Pioneer Agronomy cho biết trong khi đậu tương thường không cần bón nitơ, chúng vẫn cần các chất dinh dưỡng thiết yếu, một vụ đậu tương có năng suất cao cần tới 84 pound kali trên mỗi mẫu Anh, so với một vụ ngô năng suất cao, chỉ cần 55 pound kali trên một mẫu Anh.

Granular (https://granular.ag/) đã phát triển công cụ tính lợi tức đầu tư (ROI) luân canh cây trồng để giúp người trồng đưa ra quyết định trồng trọt dễ dàng hơn bằng cách giúp phân loại hỗn hợp diện tích có lợi nhất. Máy tính Ngô so với Đậu tương dựa trên dữ liệu từ hơn 42 triệu mẫu Anh, kết hợp với nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học dữ liệu Granular tổng hợp.

Trong khi các yếu tố nông học là quan trọng khi đưa ra quyết định trồng và yếu tố đầu vào, máy tính giúp người trồng đưa ra quyết định có cân nhắc đến tài chính. Chi phí ngân sách được tính toán bằng cách sử dụng các con số do các trường đại học tiểu bang địa phương cung cấp và chi phí giá đóng cửa trên thị trường. Các chi phí đầu vào bổ sung phát sinh từ trồng thêm ngô cũng được xem xét trong tính toán.

Máy tính của Granular cho phép người nông dân chạy các tính toán đó ở các mức giá mong muốn và xác định mức độ diện tích mỗi loại có lợi nhất.

Ngoài việc cân nhắc lợi nhuận, người trồng cũng phải tính đến lợi ích của việc luân canh cây trồng. Khi đó, việc kiểm soát cỏ dại sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn, giảm áp lực sâu bệnh và cải thiện sức khỏe của đất.

Nông dân và các nhà kinh tế đang cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề giá phân bón cao kỷ lục vào niên vụ 2022, và một báo cáo mới do Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực (Agricultural and Food Policy Center) tại Đại học Texas A&M (Hoa Kỳ) tổng hợp cho thấy giá có thể tiếp tục tăng do vài nhân tố.

Joe Outlaw, Tiến sĩ, đồng Giám đốc Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực và là nhà kinh tế của Dịch vụ Khuyến nông Texas A&M AgriLife, nói với nông dân tại Hội nghị Tăng trưởng Thu nhập Blackland ở Waco rằng giá phân bón có thể tăng thêm tới 80% trong năm nay khi cung và cầu thay đổi ở mức chưa từng thấy.

Một báo cáo Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực đã hoàn thành gần đây, trong đó phân tích tác động kinh tế của việc giá phân bón cao hơn ở 64 trang trại đại diện, được tổng hợp từ một nghiên cứu ban đầu do Hạ nghị sĩ Julia Letlow của Hoa Kỳ yêu cầu. Outlaw cho biết các nhà sản xuất không chỉ gặp phải cú sốc do giá tăng mà còn có thể gặp tình trạng khan hàng.

Outlaw cho biết: “Cùng với các vấn đề về chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của Covid-19 hiện tại, điều này sẽ gây căng thẳng hơn nữa đối với môi trường sản xuất nông nghiệp trên toàn nước Mỹ”.

Báo cáo phân bón là báo cáo gần đây nhất trong một loạt các phân tích của Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực, trước đó đã công bố báo cáo tác động về sự gián đoạn nguồn cung đối với thị trường gia súc Hoa Kỳ và đề xuất luật thuế bất động sản.

Giá phân bón cao ngất ngưởng
Báo cáo của Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực cho thấy rằng việc nước Mỹ tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng do sự gián đoạn chuỗi cung ứng và khả năng cung cấp các yếu đầu vào nông nghiệp, sẽ có những tác động lên cả nguồn cung và chi phí của phân bón.

Tháng 8 năm ngoái, Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Lương thực (Food and Agricultural Policy Research Institute) ở Missouri dự báo giá phân bón chỉ tăng 10% trong mô hình dự báo của mình, nhưng giá giao ngay gần đây đã được dự báo sẽ tăng tới 80% cho vụ gieo trồng năm 2022.

Giá Amoniac đã tăng lên tới 688 USD/tấn hoặc 86.000 USD đối với mỗi trang trại rộng 1.000 mẫu Anh cho đến tháng 10/2021.

“Mạng lưới an sinh nông trại hiện tại không được thiết kế để giải quyết các loại hình gia tăng chi phí sản xuất nhanh chóng này", Outlaw cho biết.

Báo cáo cho thấy tác động lớn nhất đến toàn trang trại sẽ rơi vào các trang trại trồng ngũ cốc với mức thiệt hại trung bình là 128.000 USD cho mỗi trang trại và thiệt hại lớn nhất trên mỗi mẫu Anh ở mức 62,04 USD.

Các nhà kinh tế Trung tâm Chính sách Nông nghiệp và Lương thực quay trở lại những năm 1980, nhận thấy rằng giá phân bón thường có xu hướng tăng khi doanh thu từ ngô tăng lên.

Thị trường ngũ cốc, ý nghĩa sản xuất
Jason Johnson, nhà kinh tế của AgriLife Extension, Stephenville, cho biết trong hội nghị Tăng trưởng Thu nhập ở Blacklands rằng những người nông dân trồng ngũ cốc thực sự cần thực hiện một số dự báo về ngân sách cây trồng cho năm 2022.

Người nông dân trồng ngũ cốc sẽ không chỉ phải đối mặt với giá phân bón cao kỷ lục, mà còn phải chịu áp lực hỗ trợ giá từ nguồn cung ngũ cốc chuyển đổi cùng với hạn hán ở một số khu vực sản xuất lúa mì chính.

“Nếu giá phân bón đang tăng, làm thế nào nông dân có thể giảm chi phí?”, Johnson nói. “Hãy chắc chắn rằng không lãng phí phân bón và việc lập kế hoạch quản lý cây trồng mang tính chiến lược”.

Với giá phân bón cao hơn, Johnson cho biết nông dân sẽ ngày càng phải quan tâm đến ngân sách sản xuất cây trồng của họ. Ông cũng gợi ý rằng để đối phó với lạm phát, những người nông dân trồng ngũ cốc nên cân nhắc việc bỏ một số tiền mặt của họ để làm việc chẳng hạn như mua yếu tố đầu cần có trước thời hạn.

Ông cho biết nông dân có thể đối phó với sự kìm hãm của các hợp đồng tương lai bằng cách bán một phần vụ mùa của họ trong suốt cả năm.

“Hãy xác định rõ mức độ rủi ro về chi phí của bạn", Johnson gợi ý. “Hãy xem chi phí sẽ như thế nào so với lợi nhuận tương đối. Có thể sử dụng dự báo ngân sách vụ mùa để tạo lợi thế”.

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.