Nông dân tự chế thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường
Trước thực trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, do nông dân sử dụng quá nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh, diệt côn trùng gây hại cho cây trồng. Nông dân ở một số địa phương đã tìm cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học mang lại hiệu quả
Tự chế thuốc trừ sâu sinh học
Mới đây trên địa bàn Nghệ An, nông dân đã tự chế thuốc trừ sâu sinh học bằng thảo mộc để phun cho các loại cây trồng, mang lại nhiều tác dụng về phòng trừ sâu hại và bảo vệ môi trường.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học vừa phòng trừ được nhiều loại sâu hại, mà quan trọng hơn là bảo vệ được môi trường đất và sức khỏe con người, điều quan trọng hơn là những nguyên liệu dùng để chế thành thuốc trừ sâu sinh học lại có sẵn trong cuộc sống, chi phí thấp như: Quả ớt, củ gừng, tỏi, riềng, mật, rượu… cách làm cũng đơn giản.
Ông Trương Văn Biên (người ngoài cùng bên trái) giới thiệu cách tự chế thuốc trừ sâu sinh học bằng thảo mộc cho một số nhà làm vườn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Trương Văn Biên chủ trại cam ở xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành) cho biết, cách đây 3 năm, qua sách báo và tìm hiểu thực tế tại một số mô hình sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, ông về áp dụng ngay tại vườn cam 5 ha của gia đình mình.
Nguyên liệu làm chế phẩm sinh học được ông Biên sử dụng là 10 kg ớt, 10 kg tỏi, 10 kg gừng, 10 kg riềng, toàn bộ xay nhỏ đổ vào 20 lít mật mía, 20 lít rượu trắng, 20 lít dấm, 10 lít chế phẩm khác, trộn đều trong thùng nhựa có dung tích khoảng 200 lít, chỉ sau 20 ngày ngâm ủ, mở nắp thùng đánh đều là sử dụng được. Khi sử dụng, pha 1 lít dung dịch sinh học với 40 lít nước sạch để phun lên cây trồng. Với thùng 200 lít dung dịch đó, ông Biên phun được 2 lần trên toàn bộ diện tích 5 ha cam.
So sánh giữa sử dụng thuốc BVTV hóa học và chế phẩm sinh học này được ông Biên cho biết, mỗi lần phun thuốc BVTV chi phí 6 triệu đồng, đáng lo ngại hơn là gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư. Trong khi sử dụng thuốc tự chế sinh học bằng thảo mộc này chi phí chỉ có 2 triệu đồng/thùng 200 lít, mà phun được 2 lần, tiết kiệm được 60 – 70% chi phí phòng trừ sâu bệnh, nhưng hiệu quả lại như mong muốn mà hiệu quả phòng trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh...
Nhiều nông dân ở Yên Thành cũng học tập theo ông Biên để chế ra thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng vào việc bảo vệ các loại cây trồng cho mình.
Theo ông Nguyễn Tiến Đức – Trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV, những năm qua, nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã tự chế thuốc trừ sâu bằng sinh học thảo dược là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu sinh học tự chế không có tính chất đặc trị đối với một số sâu bệnh, mà chủ yếu là xua đuổi các loại sâu hại, đặc biệt là côn trùng. Đây là cách làm mới nhưng rất thực tế, dễ làm, hiệu quả, giảm được chi phí trong sản xuất. Ngành khuyến khích người nông dân sử dụng để vừa bảo vệ môi trường, an toàn cho người sử dụng nhưng quan trọng hơn là để tạo ra nguồn nông sản sạch.
Hà Tĩnh nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học trừ sâu hại
Đứng trước yêu cầu đòi hỏi phải có sản phẩm nông sản sạch, vừa bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng, vừa giảm được chi phí, đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đáp ứng được các quy định ngặt nghèo của các quốc gia, khi nhập khẩu sản phẩm nông sản của Việt Nam. Thời gian gần đây, các cơ quan chuyên môn, các địa phương đã đầu tư nghiên cứu thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các chế phẩm để tạo ra thuốc trừ sâu sinh học.
Sản phẩm sinh học Metarhizium anisoppliae.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Hà Tĩnh thực hiện dự án nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất chế phẩm nấm ký sinh (Metarhizium) để quản lý rầy nâu hại lúa và phòng trừ sâu, rệp hại rau màu, cây ăn quả tại Hà Tĩnh.
Sau 2 năm, từ 20 chủng nấm được thu thập và phân lập, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn 5 chủng nấm có tiềm năng để sản xuất. Hiện tại, Trung tâm đã hoàn thiện các công thức phù hợp nhất để nhân giống và sản xuất.
Đồng thời, đơn vị sản xuất thực tế 500 kg chế phẩm sử dụng trên các mô hình thử nghiệm tại các xã Nam Điền, Tượng Sơn (huyện Thạch Hà). Kết quả cho thấy chế phẩm có hiệu lực trừ sâu hại đạt gần 78%. Tương tự, kết quả trên cây ăn quả tại xã Nam Điền đạt trên 75% sau 10 ngày xử lý.
Nhiều mô hình sử dụng chế phẩm sinh học diệt sâu, bọ
Việc sử dụng thảo dược thay thế hóa chất trong phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng đã và đang được bà con nông dân xã Tào Sơn huyện Anh Sơn (Nghệ An) thực hiện mang lại hiệu quả cao từ nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Viết Bảy - thôn 9, xã Tào Sơn huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết: “Chỉ cần chịu khó chứ không khó làm. Việc chế thuốc cần tuân thủ theo nguyên tắc và tỷ lệ nhất định. Sau khi đã ngâm gừng, ớt cay, tỏi xay nhuyễn với rượu trong thời gian 7 - 15 ngày thì lắng lọc cặn để sử dụng. Số bã còn lại tiếp tục cho rượu vào ngâm để sử dụng cho các lần tiếp theo. Tùy theo mật độ sâu để pha thuốc; nhưng với 300ml dung dịch ngâm lần đầu pha với 15-18 lít nước đủ phun cho 1 sào rau màu”.
“Tôi đã dùng thuốc BVTV mua ở các đại lý và thuốc trừ sâu tự chế của mình để đối chứng. Kết quả cho thấy, thuốc trừ sâu tự chế hiệu quả ngang ngửa so với các loại thuốc BVTV trên thị trường”, ông Bảy khẳng định.
Nấm ký sinh tiêu diệt được khoảng 80% sâu hại trên cây ăn quả tại mô hình trang trại ở xã Nam Điền (huyện Thạch Hà).
Chị Nguyễn Thị Lê Na tại huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) còn dùng nước cây bồ hòn để trừ sâu vẻ bùa, tro bếp trừ sâu độc thân… trên cây cam.
Bên cạnh đó, Na còn trồng thêm cây dẫn dụ, hoặc xen canh cây khác để giãn sâu bệnh như cây ổi trừ rầy, trồng hàng rào sinh thái để ngăn sâu bệnh của các vườn cam xung quanh tràn sang… Nhờ vậy mà năng suất, hiệu quả vẫn đạt như mong muốn.
Không chỉ cho quả nhiều, chất lượng thơm ngon mà sản phẩm cam quả còn được bán với giá đắt.
“Các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh từ thảo dược hoàn toàn sạch, giá thành rẻ, không gây ô nhiễm môi trường và gây hại cho người sử dụng như thuốc hóa chất BVTV mua ngoài đại lý”, bạn Lê Na chia sẻ.
Theo những người sử dụng chế phẩm sinh học từ gừng, tỏi, ớt cay ngâm với rượu để trừ sâu bệnh cho biết: “Dung dịch này có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại như sâu tơ, sâu đục thân, sâu đục quả, nhện đỏ, bọ xít xanh...; hiệu lực của thuốc kéo dài do thuốc có khả năng diệt trừ được cả trứng, sâu non và sâu trưởng thành. Đặc biệt, nếu phun vào thời điểm sáng sớm và trên cơ sở mật độ của sâu bệnh nhiều hay ít để hòa dung dịch đậm hay nhạt thì càng cho hiệu quả cao”.
Tính đến nay, đã có hàng trăm hộ dân tại xã Tào Sơn áp dụng hình thức sử dụng chế phẩm sinh học này để trừ sâu bệnh. Qua tìm hiểu của chúng tôi, các xã vùng lân cận thuộc huyện Anh Sơn như Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Lạng Sơn… cũng đã tự chế thuốc trừ sâu bằng thảo dược để phòng trừ sâu bệnh gây hại. Nhờ sử dụng thuốc trừ sâu thảo dược, sản phẩm rau màu, lúa, củ, quả của các hộ nông dân nơi đây làm ra đến đâu bán hết đến đó với giá cao.
Cách chế biến thuốc trừ sâu sinh học
Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; trong lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá; trong lá của cây cà chua có chất Alkaloids; trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại. Do đó nông dân có thể chế biến thuốc trừ sâu sinh học đơn giản bằng những nguyên liệu sẵn có, cách làm đơn giản nhưng hiệu quả bằng cách thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu, cồn đựng trong thùng hay chậu trong một thời gian nhất định, tuỳ từng loại, thông thường ngâm trong 3 - 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.
Nguyên liệu dùng để tự chế thuốc trừ sâu sinh học gồm: Ớt, gừng, tỏi, riềng, rượu trắng, dấm, mật mía... ngâm trong vòng 20 ngày là sử dụng được. Ảnh: Xuân Hoàng
Hay đun sôi những loại cây cỏ có độc tố trong khoảng 1 - 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã. Hoặc ép (chiết xuất) các loại cây, cỏ có độc chất diệt được sâu, bọ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.
Sử dụng các chế phẩm sinh học để diệt trừ sâu, bọ và các loại côn trùng khác trên các loại cây trồng, đang được nông dân ở các địa phương áp dụng. Nhất là trong việc ứng dụng phương pháp sản xuất hữu cơ như hiện nay, thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học này là hết sức cần thiết. Vừa đảm bảo được sản phẩm sản xuất ra không có tồn dư hóa chất, bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ được môi trường. Đặc biệt là sản phẩm nông sản của chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang các quốc gia khó tính khác, từ đó giá trị nông sản sẽ được nâng cao, đời sống và kinh tế của nông dân không ngừng phát triển.
Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/
Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa
Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.
Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!
Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.
Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ
Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô
Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.
Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói
Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP
“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống
Đánh thức đồng hoang
Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.
Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ
Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào
Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0
Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân
Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.
Bình luận