Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 ở tỉnh Nam Định nuôi lợn thảo dược, bán đắt như tôm tươi, mong muốn điều gì?

Là một trong 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) làm giàu với mô hình nuôi lợn thảo dược, tức là cho lợn ăn các loài cây thuốc Nam, cây thảo dược trộn với cám...

Tuy nhiên, ông Thục vẫn còn nhiều trăn trở khi được hỏi về các dự định trong tương lai. Ông Thục mong muốn nhà nước sớm bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vay vốn vốn và đơn giản các thủ tục thuê đất cho người chăn nuôi quy mô lớn.

Ngoài việc được biết đến là một trong những hộ chăn nuôi lợn lớn, quy mô hơn 300 con lợn được chăn nuôi theo mô hình cho ăn thảo dược, nghe nhạc trữ tình, ông Thục còn được biết đến là một trong 20 chuỗi cung ứng thực phẩm sạch lớn ở tỉnh Nam Định. 

Trong năm 2021 ông Nguyễn Văn Thục là một trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước được bình chọn nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021.

o-t-1638095057458841054329.png

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021- Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) mong muốn nhà nước tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi sau dịch Covid- 19. Ảnh: Mai Chiến

Chia sẻ về những khó khăn, thách thức gặp phải trong năm 2021, ông Nguyễn Văn Thục cho biết, thời gian qua dịch Covid-19 đã làm cho hàng triệu người dân cả nước điêu đứng. Đặc biệt, đối với những nông dân làm nông nghiệp như ông Thục, thiệt hại về kinh tế không kể xiết, khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, giá bán sản phẩm bị lao dốc "không phanh"...

Ông Thục mong mỏi được chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi khi làm thủ tục thuê đất làm trang trại. Bởi, những nông dân "chân lấm tay bùn" như ông hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi làm thủ tục thuê đất, nhiều khi phải chờ nhiều tháng, thậm chí hàng năm liền.

a2-1638111950485638419166.png

Không chỉ chăn nuôi lợn, nuôi cá, ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) còn mở chuỗi cung ứng thực phẩm sạch đến với người têu dùng. Ảnh: Mai Chiến

"Hiện tôi đang có nhu cầu mở rộng diện tích chăn nuôi và trồng trọt. Tôi đang có dự định xin thuê thêm khoảng 6ha đất để mở rộng làm trang trại. Tuy nhiên, nhiều lần chúng tôi đề xuất lên chính quyền địa phương, nhưng họ bảo phải chờ mà không biết chờ đến khi nào. Nói chung để thuê được một khu đất "chính quy" để làm trang trại mất rất nhiều thời gian…", ông Thục nói.

Theo ông Thục, đất trang trại ông Thục đang thuê thuộc quỹ đất công 5% do xã quản lý. Theo quy định, những khu đất này chỉ được cho thuê với thời gian 5 năm. 

"Người dân chúng tôi thuê đất đầu tư chăn nuôi với mong muốn được thuê lâu dài. Bởi, khi chăn nuôi chúng tôi phải đầu tư hàng chục tỷ đồng vào chuồng trại, con giống… nếu hết 5 năm nhà nước lấy ra, coi như chúng tôi mất trắng. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn được thuê đất lâu dài với thời hạn 50 năm để đầu tư", ông Thục nói.

Ngoài ăn cám, ngô, lợn trong trang trại ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, Nam Định) còn được cho ăn thêm thảo quả, hoàng đẳng sâm... chất lượng thịt lợn do đó ngon hơn hẳn.

Ông Nguyễn Văn Thục được biết đến là người chăn nuôi lợn theo hình thức hữu cơ. Ngoài việc ăn cám gạo, ngô, vỏ sò, cá khô, đậu tương, bỗng rượu, ông còn cho lợn ăn thêm nhiều loại thảo dược khác như thảo quả, hoàng đẳng sâm, kim ngân, quế chi…Lợn được nuôi đảm bảo theo quy trình khép kín theo mô hình 3F: Feed - Farm-Food và áp dụng 4 "không": Không sử dụng chất cấm; chất kháng sinh; chất tăng trọng và không kim loại nặng trong chăn nuôi.

Trung bình mỗi ngày gia đình cung ứng ra thị trường khoảng 300kg thịt lợn hơi, 15 - 20kg xúc xích và khoảng 5 - 10kg ruốc, tùy vào đơn đặt hàng.
 
Nói về những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh, ông Thục cho hay: Rất nhiều hộ chăn nuôi, hợp tác xã trên cả nước đang gặp khó trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Ông Thục nghe thông tin nhà nước hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi đã lâu, tâm trạng của ông chờ nguồn vốn này như "nắng hạn chờ mưa rào". 

Ông mong mỏi nhà nước sớm có chính sách cho các hộ chăn nuôi được sớm tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid- 19. Hiện vốn vay của các ngân hàng thương mại đang cao, những ngân hàng này thường điều chỉnh lãi suất vay theo thị trường. Vì vậy, nếu tiếp cận được vốn vay ưu đãi, ông Thục và hàng triệu người nông dân sẽ có cơ hội để vực dậy ngành chăn nuôi.

o-t-2-16380951906021266643928.png

Ông Nguyễn Văn Thục (xóm 5, xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)- Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 lo lắng trước việc giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã, giá thành sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng cao, khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Mai Chiến

"Tôi mong muốn nhà nước có gói vay ưu đãi cho nông dân như cho vay mức 30 tỷ đồng, với thời gian điều chỉnh lãi suất 5 năm/lần. Có như vậy chúng tôi mới an tâm sản xuất…", ông Thục nói.

Điều làm ông Thục bấy lâu nay "mất ăn, mất ngủ" là giá nguyên liệu đầu vào của thức ăn chăn nuôi tăng quá cao. Ông Thục băn khoăn với đà tăng này sẽ khiến giá thành sản phẩm đầu ra như thịt lợn, thịt gia cầm, thủy sản tăng cao, người nông dân sẽ gặp khó trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

o-t5-16381120902101187518617.jpg

Chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của ông Thục luôn đầy ắp các sản phẩm nông sản sạch. Ảnh: Mai Chiến

"Trước đây, giá ngô mua vào giá dao động từ 5.700 đồng- 6.000 đồng/kg, nhưng nhiều tháng trở lại đây giá ngô đã tăng lên đến 8.2.00 đồng/kg; tương tự giá đậu tương từ 12.000- 13.000 đồng/kg hiện đã tăng lên 18.000 đồng/kg…Chính phủ nên có biện pháp bình ổn giá nguyên liệu đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi để nông dân sản xuất, chăn nuôi hiệu quả, đầu ra ổn định. Giá thức ăn chăn nuôi cao sẽ dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm bán ra sẽ gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, trong cạnh tranh…", ông Thục cho hay.

Năm 2020, ông Nguyễn Văn Thục vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định, giúp đỡ hộ nông dân giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.

Ông Nguyễn Văn Thục là 1 trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu của cả nước được bình chọn nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021"

 

Nguồn: Theo báo Dân Việt

Bình luận

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa

Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.

Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!

Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.

Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ

Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.

'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô

Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.

Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói

Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP

“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống

Đánh thức đồng hoang

Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.

Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ

Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào

Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0

Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.

Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân

Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.