Sáng mùng 1 Tết, ngư dân xứ Quảng rẽ sóng lấy lộc đầu năm
Đối với ngư dân xứ Quảng việc xuất hành lấy lộc đầu năm được xem như một tục lệ của người dân xứ biển, sáng mùng 1 Tết năm nào cũng vậy, rất nhiều tàu, thuyền lớn nhỏ của ngư dân Quảng Nam nhổ neo xuất hành cầu may
Sáng nay, mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tại dòng sông Bàn Thạch, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam rất nhiều tàu, thuyền lớn nhỏ của ngư dân vùng sông nước bắt đầu nhỏ neo xuất bến lấy lộc đầu năm, cầu một năm mới an lành, may mắn, thời tiết thuận lợi, thủy hải sản đầy khoang.
Trước khi xuất bến, ngư dân làm thủ tục cúng bến để nhỏ neo xuất hành lấy lộc đầu năm (Ảnh: Trương Hồng)
Theo tục lệ, trước khi tàu, thuyền nhổ neo, ngư dân phải làm các thủ tục quan trọng đó là cúng tại bến, sau khi cúng bến xong, tàu sẽ được di chuyển lên Miếu Ông, Miếu Bà, Cầu Mống để tiếp tục trình diện tàu của mình và làm thủ tục cầu may. Theo ngư dân những việc này như đã trở thành thông lệ của các chủ tàu.
Sau khi làm thủ tục xong, ngư dân bắt đầu rẽ sóng cầu may một năm trời yên, biển lặng, cá tôm đầy khoang. (Ảnh: Trương Hồng)
Ngư dân Phạm Văn Được - Chủ tàu QNa-95428 TS (trú TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cho biết: "Hằng năm cứ sáng mùng 1, không chỉ có tàu tôi mà anh em đội tàu biển khơi ở khu vực đều chạy xuất hành lấy lộc đầu năm. Trước khi xuất bến, sẽ có bốn nghi thức "cúng cầu an" cho năm nay ra khơi trời yên biển lặng, một năm làm ăn phát đạt, đánh bắt được nhiều thủy sản...
Ngoài ra, nhiều ngư dân còn phúc sinh bằng việc thả cá, thả tôm dưới sông biển…Sau tất cả các thủ tục quan trọng xuất bến lấy lộc, một số tàu, thuyền neo đậu sát bên nhau để vui mừng, cung chúc năm mới, lì xì cho nhau và chia sẻ kinh nghiệm hành nghề trên biển, nhất là việc tương trợ giúp nhau khi có tàu, thuyền nào gặp nạn. Sau đó là tiệc mừng đầu năm mới của các ngư dân trong chuyến xuất hành".
Không chỉ có tàu thuyền lớn mà nhiều tàu ghe nhỏ cũng xuất bến lấy lộc cầu may (Ảnh: Trương Hồng).
Đặc biệt, ngư dân Phạm Văn Được có thâm niên trong nghề biển khơi, đặc biệt là ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa với hơn 20 năm trong nghề biển.
Những năm đầu theo nghề biển cha truyền, ngư dân Được sắm được chiếc thuyền vài trăm công suất, sau đó năm 2015 anh bán chiếc tàu nhỏ rồi thêm vào đóng mới một chiếc tàu mới với công suất hơn 900 CV trị giá gần 2 tỷ đồng để vươn khơi bám biển được dài ngày hơn, chiếc tàu này có thể ở trên biển gần một tháng trời, với 15 khoang có thể chở hơn 30 tấn cá.
"Đây là mong ước của tôi cũng như các anh em bạn tàu, nhằm mong muốn trong năm nay tàu sẽ thẳng tiến Trường Sa, Hoàng Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…", ngư dân Được phấn khởi.
Bên cạnh việc săn lộc biển của nhiều tàu thuyền công suất lớn, ở các cửa sông, người dân làng chài vùng sông nước cũng tổ chức lấy lộc theo kiểu "ăn chắc".
Người dân làng chài ven sông Bàn Thạch, sông Tam Kỳ, sông Trường Giang…, đoạn chạy qua huyện Núi Thành và TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vẫn gắn bó với nghề thả lưới lồng, vì ngày cận tết giá tôm, cá tăng gấp đôi, có lúc gấp ba…
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa
Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.
Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!
Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.
Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ
Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô
Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.
Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói
Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP
“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống
Đánh thức đồng hoang
Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.
Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ
Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào
Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0
Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân
Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.
Bình luận