'Siêu to khổng lồ' đáng sợ: Trung Quốc nhân giống lợn như gấu Bắc cực

Để giải quyết vấn đề thiếu thịt lợn, nhiều nông dân tại Trung Quốc đã vỗ béo lợn đến mức khổng lồ như gấu Bắc Cực, có thể nặng tới 750kg. Tuy nhiên, họ đang nếm trái đắng vì nuôi giống lợn siêu to khổng lồ này.

Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lợn hàng đầu thế giới. Trung bình, một người dân Trung Quốc ăn tới hơn 50kg thịt lợn mỗi năm.

Năm 2018, dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại Trung Quốc, hoành hành hơn 1 năm, xóa sổ hơn một nửa đàn lợn khoảng 500 triệu con của nước này. Cơn khủng hoảng thịt lợn đã đưa Trung Quốc vào tình trạng thiếu thịt lợn trầm trọng. Theo ước tính, giá thịt lợn ở Trung Quốc đã tăng vọt lên mức kỷ lục, có thời điểm tăng 60-80% so với trước khi có dịch.

Cơn khát thịt lợn đã khiến các tập đoàn chăn nuôi, nhà khoa học và nông dân Trung Quốc phải tìm giải pháp để tăng nguồn cung thịt lợn. Và ý tưởng nuôi lợn càng to càng tốt đã xuất hiện.

Thời điểm đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm hướng lai tạo ra một giống lợn "siêu to khổng lồ". Cụ thể, Viện Nghiên cứu Động vật của Học viện Khoa học Trung Quốc tạo ra những con lợn lớn nhanh hơn và thịt ngon hơn bằng cách sửa đổi mã ADN của chúng. Giống lợn này khá khỏe, có khả năng chống chọi với mùa đông khắc nghiệt nhờ một loại gen đặc biệt trong cơ thể.

Đáng chú ý, giống lợn này có trọng lượng khổng lồ, nặng từ 200-500kg, thậm chí có thể đạt trọng lượng tới 750kg. Như vậy, chúng có kích thước gần bằng một con hà mã lùn hoặc gấu Bắc Cực cái.

lon-khong-lo-3.jpg

Nông dân Trung Quốc cưỡi trên một con lợn "siêu to khổng lồ". (Ảnh: China Daily).

Những nông dân Trung Quốc cũng tham gia giúp sức. Từ cuối năm 2019, nông dân Trung Quốc bắt đầu nhân giống lợn "siêu to khổng lồ" với hi vọng tạo ra lợi nhuận cao hơn. Họ không ngừng vỗ béo để cho ra những con lợn có trọng lượng gấp đôi so với bình thường.

Cuối năm 2019, Bloomberg từng đưa tin, một trại nuôi lợn ở TP. Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) đã nuôi thành công giống lợn nặng 500kg. Thời điểm đó, nếu đem đi giết mổ, những con lợn này có thể bán với giá tới 10.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 36 triệu đồng). Mức doanh thu này gấp 3 lần thu nhập bình quân hàng tháng của chủ hộ so với nuôi các giống lợn truyền thống. Từ đó, nông dân trên khắp cả nước Trung Quốc thi nhau lai tạo giống lợn khổng lồ.

Xu hướng nuôi lợn khổng lồ được xem là một trong những giải pháp giải tỏa căng thẳng về nguồn cung thịt lợn cho người dân Trung Quốc.

Ông Lin Guofa - nhà phân tích cấp cao tại công ty tư vấn nông nghiệp Bric - hồi cuối năm 2019 cho biết, trọng lượng trung bình của những con lợn tại các cơ sở giết mổ ở những trang trại lớn đã tăng lên 140kg, so với mức thông thường là 110kg. Như vậy, các trang trại đã tăng trọng lượng lợn lên ít nhất 14%. Lợi nhuận của nông dân nuôi lợn có thời điểm tăng hơn 30%.

lon-khong-lo.jpg

Chú lợn khổng lồ, to như gấu Bắc Cực.

Tuy nhiên, ông Ren Shouven - chuyên gia Viện Nghiên cứu chăn nuôi gia súc tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Giang Tô - khi chia sẻ với Sputnik lại không đồng ý với kết luận này.

Theo ông Ren, việc tăng thời gian nuôi kéo theo thời gian xuất chuồng bị trì hoãn. Và càng mất nhiều thời gian để chăn nuôi thì càng cần vốn. Nếu thịt lợn càng sớm được đưa ra thị trường thì càng có khả năng giảm thiếu hụt nguồn cung. Do đó, việc nuôi những đàn lợn khổng lồ không giúp ích gì trong cuộc chiến chống thiếu hụt thịt lợn.

Ông Ren cũng cho biết, phương pháp “vỗ béo” lợn này là trái với nguyên tắc chăn nuôi khoa học. Việc tăng đầu lợn có thể hiệu quả hơn nhiều so với việc tăng kích thước động vật. Hơn nữa, việc sản xuất hàng loạt lợn khổng lồ hoàn toàn không hiệu quả bởi tăng thịt sẽ làm tăng mỡ. Mà mỡ có trị giá thương phẩm thấp hơn. Không những vậy, loại thịt lợn trong đó rất nhiều chất béo sẽ kém chất lượng hơn thịt của những con lợn có trọng lượng bình thường.

Thực tế, những người nuôi lợn "siêu to khổng lồ" tại Trung Quốc đang phải nếm trái đắng khi giá thịt lợn bán buôn tại nước này giảm mạnh. Bloomberg đưa tin, giá bán buôn thịt lợn ở Trung Quốc đã giảm hơn 40% kể từ giữa tháng 1. Nguyên nhân khiến giá thịt lợn giảm sốc tại đất nước tỷ dân là do nhu cầu giảm, nhập khẩu thịt lợn ngoại tăng cao và việc nhiều nông dân hoảng loạn bán tháo đàn lợn sau khi dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát ở nước này.

Những con lợn siêu to khổng lồ cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn ở Trung Quốc tuột dốc không phanh. Tại một hội nghị hồi giữa tháng 5, ông Qiu Huaji - người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm ở lợn tại Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân - chỉ ra rằng giống lợn "siêu khổng lồ" là một nguyên nhân khiến giá thịt lợn tại Trung Quốc giảm mạnh.

Nhiều nông dân ở Trung Quốc cho biết họ sẽ không nuôi những con lợn siêu to nữa vì giá thịt lợn đã giảm sâu, thêm vào đó là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến lợi nhuận giảm sút. Những con lợn khổng lồ ăn nhiều hơn lợn bình thường nên càng nuôi càng lỗ.

Muyuan Foods - công ty chăn nuôi lợn lớn nhất tại Trung Quốc - dự đoán giá thịt lợn tại nước này sẽ tiếp tục giảm và dự kiến chạm đáy vào năm 2022 hoặc năm 2023.

Thịt Lợn,
Trung Quốc,
Khủng Hoảng Thịt Lợn,
Nuôi Lợn,
Lợn Khổng Lồ

Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/trung-quoc-nem-trai-dang-vi-nuoi-lon-khong-lo-743999.html

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.