Thay thế hộp xốp đựng thức ăn bằng sản phẩm thân thiện môi trường
Sử dụng hộp xốp chứa, đựng thức ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người. Điều này đã được các nhà khoa học cảnh báo, nhất là trong kỳ dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, việc sử dụng hộp xốp gia tăng.
Nhu cầu sử dụng hộp xốp tăng cao trong mùa dịch bệnh
Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát (đầu năm 2020) đến nay, nhiều hoạt động kinh tế, xã hội phải tạm dừng hoặc gián đoạn, do phải thực hiện giãn cách xã hội, để thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.
Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống không được bán hàng, chỉ phục vụ khách hàng đến mua thức ăn mang về, vì thế, nhu cầu sử dụng dụng cụ chứa, đựng thức ăn như hộp xốp, chai nhựa, túi nylon tăng cao.
Cơm được đựng bằng hộp xốp
Kinh doanh ăn uống đã có thâm niên, chị Nguyễn Thị Nga ở Thượng Thanh (Long Biên - Hà Nội) cho biết: Trước đây khách hàng đến ăn, uống tại cửa hàng, dụng cụ chứa đựng thức ăn đều có sẵn. Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chúng tôi thường xuyên phải thay đổi phương thức phục vụ khách hàng, những thời điểm không được bán cho khách đến ăn, uống trực tiếp, chúng tôi phải đóng cơm hộp chuyển cho khách, vì thế, nhu cầu sử dụng hộp xốp, cốc nhựa dùng một lần, túi nylon tăng đáng kể.
"Mỗi bữa cung cấp khoảng 100 xuất ăn cho khách hàng đặt qua điện thoại, tương ứng là phải có từng ấy hộp xốp, cốc nhựa, túi nylon sử dụng", chị Nga chia sẻ.
Anh Nguyễn Thế Khôi - chủ cửa hàng mỳ vằn thắn ở Ngọc Lâm (Long Biên) cho biết, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cửa hàng thường sử dụng các dụng cụ chứa đựng thức ăn như hộp xốp, cốc nhựa, túi nylon cho khách đến mua mang về nhiều hơn.
Không chỉ các cửa hàng ăn uống, tại nhiều chung cư phải thực hiện giãn cách, việc sử dụng hộp xốp và các loại đồ nhựa dùng một lần cũng tăng lên đáng kể, do mua hàng ship đến. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết: Chung cư của ông ở 27 tầng, mỗi tầng 12 căn hộ. Ông nhẩm tính, mỗi ngày, nếu mỗi tầng có nửa số hộ gọi ít nhất một bữa ăn bên ngoài, sẽ có 15-20 hộp đựng thức ăn được bỏ ra thùng rác. Số hộp thải ra một ngày ít cũng 400-500. Một tuần, rác thải hộp xốp có thể lên tới 1.500 hoặc hơn. Thật khủng khiếp.
Nguy cơ ngộ độc khi dùng hộp xốp đựng thức ăn
TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, nếu sử dụng không đúng cách, hộp xốp đựng thức ăn có nguy cơ ô nhiễm chì, Cadmaium từ nguyên liệu sản xuất hộp không tinh khiết và thôi nhiễm Styrenne và Ethylbenzenxốp.
Sử dụng hộp xốp đựng thức ăn có nguy cơ ngộ độc cao.
Đây là những chất gây ngộ độc cho gan, gây hại cho sức khoẻ. Sai lầm của người sử dụng thường dùng hộp xốp để đựng thức ăn quá nóng (trên 70 độ C), thức ăn quá mặn, dùng bảo quản thức ăn dài ngày, đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát, nước chanh, nước chè chanh…) hay mỡ, dầu ăn hoặc cho vào lò vi sóng.
Theo ông Hùng, người tiêu dùng nên dùng các hộp xốp, hộp bảo quản có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và tránh các sai lầm nêu trên để tránh “ăn” bệnh vào người.
Hội Các nhà nghiên cứu quốc gia Mỹ từng công bố kết luận khảo cứu của 10 chuyên gia về chất độc, hóa học và y tế: Chất Styrene tồn tại phổ biến trong cốc xốp, hộp đựng cơm bằng xốp và các đồ chứa thực phẩm dùng một lần có thể đủ căn cứ để coi là một chất gây ung thư ở người.
Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng nhiều lần cảnh báo thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ. Nguyên liệu sản xuất hộp xốp đang lưu hành trên thị trường chủ yếu từ Polystyrene với thành phần không khí chiếm 95% và PS chỉ chiếm 5% nên rất nhẹ. Loại nhựa nhiệt dẻo chứa Polystyrene phân tử thấp được xem là vật liệu an toàn. Tuy nhiên, chúng vẫn có nguy cơ bị ô nhiễm chì, Cadmium và hóa chất độc hại từ nguyên liệu sản xuất không tinh khiết.
Do là Polystiren phân tử thấp nên nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, thức ăn nóng là điều tối kỵ. Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra chất độc Monostyren, ngấm vào thức ăn, rất hại cho gan.
Ngoài nguy cơ gây ngộ độc cao, các loại hộp xốp và túi nylon, cốc nhựa còn làm ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường, vì loại rác này rất khó phân hủy và hầu như không thể phân hủy qua hàng chục, hàng trăm năm, có tài liệu còn nói hàng nghìn năm.
Nên sử dụng "sản phẩm xanh"
Tại TP Hồ Chí Minh, có một trào lưu của giới trẻ và người tiêu dùng ủng hộ những nhà hàng, quán ăn hay các quán cà-phê “nói không”, tẩy chay dùng ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn bằng nhựa. Thay vào đó, là sử dụng các “sản phẩm xanh” thân thiện với môi trường như ống hút làm từ giấy, tre, gạo hay từ rau, quả… Tuy nhiên, để những “sản phẩm xanh” được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhiều ý kiến cho rằng, cần sự hỗ trợ cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp (DN). Trong đó, ưu đãi thuế cho DN để giảm giá thành “sản phẩm xanh” bảo vệ môi trường. Ngược lại, phải nâng mức thuế đối với sản phẩm ống hút nhựa gây hại môi trường…
Bao bì giấy đang được nhiều siêu thị lựa chọn.
Ông Lê Lộc, Giám đốc Công ty Phúc Lê Gia, đơn vị sản xuất làm bao bì tự hủy cho biết, với túi nylon được sản xuất từ bột bắp, sau khi phân hủy có thể dùng làm phân bón, nhưng cần công nghệ chuyên dụng, quy trình sản xuất phức tạp và giá thành cao. Do đó, ông quyết định chọn sản xuất túi nylon theo công nghệ tự phân hủy sinh học Biocom.
Sau khi sử dụng, thải ra ngoài môi trường trong điều kiện tiếp xúc với chất hữu cơ hoặc độ ẩm cao thì túi nylon sẽ tự hủy trong 80 – 103 ngày, không gây tác hại cho môi trường. Sản phẩm bao bì tự hủy này có độ dai tương đương với bao nylon thông thường và giá thành chỉ cao hơn khoảng 5%.
Ông Lê Văn Tám và ống hút bằng rau, củ, quả của mình
Giám đốc HTX NN Sông Hồng - Lê Văn Tám chia sẻ, đứng trước tình hình dịch bệnh và nhu cầu sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện ngày một tăng cao, chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất ra ống hút bằng rau củ quả, những ống hút bằng rau củ quả quả này có thể ăn được và nếu có thải ra môi trường thì cũng không gây nguy hại, tiêu hủy rất nhanh vì được làm bằng chất hữu cơ.
Với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc sử dụng các bao bì đựng đồ ăn có nguy cơ ngộ độc cao, do đó cần phải thay thế bằng dụng cụ thân thiện môi trường khác, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh nhận định, thay đổi thói quen người tiêu dùng rất quan trọng nhưng thay đổi nguồn gốc sinh ra chất thải nhựa còn quan trọng hơn. Do đó, thành phố sẽ làm việc với các đơn vị sản xuất bao bì nhựa khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần. Qua đó vận động doanh nghiệp có kế hoạch hạn chế sản xuất và chuyển đổi dần sang sản xuất các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. |
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận