'Thị thực nông nghiệp' của Úc vẫn bị hoài nghi dù vụ thu hoạch sắp tới

Thị thực được tung ra để giải quyết tình trạng thiếu lao động trong bối cảnh đại dịch tại Úc nhưng các chuyên gia lại 'nghi ngờ mãnh liệt' tính khả thi của nó.

3195-165035_284.jpg

Tình trạng thiếu nhân công tại các trang trại khiến chính phủ Úc phải đưa ra thị thực nông nghiệp mới. Ảnh minh họa: Getty.

Các chuyên gia nhập cư đặt câu hỏi về khả năng của chính phủ Úc trong việc thực hiện những cam kết cấp thị thực nông nghiệp mới, với lý do là thiếu thông tin chi tiết về một chương trình “rất bất thường”.

Thị thực nhằm mục đích cung cấp nguồn cung lao động nước ngoài lớn hơn cho các trang trại của Úc trong bối cảnh thiếu lao động và đi kèm với cơ hội thường trú ở Úc.

Nhưng Abul Rizvi, một cố vấn nhập cư, đã "nghi ngờ mãnh liệt" rằng thị thực mới này sẽ khả thi.

Rizvi, cố vấn đặc biệt của Công ty tư vấn Michelson Alexander và cựu thứ trưởng Bộ Nhập cư cho biết: “Không có quốc gia nào tương tự thành công cấp thị thực như vậy thông qua việc đào tạo kỹ năng cho những người lao động có trình độ ngoại ngữ địa phương tối thiểu, không có kinh nghiệm làm việc lành nghề và làm những công việc được trả lương thấp".

Rizvi cho biết việc thiếu thông tin về chương trình là "rất bất thường", cũng như thay đổi hoàn toàn chu kỳ phát triển thị thực điển hình, với việc nó đã được công bố vào tháng 8 trước khi chi tiết được hoàn thiện.

Bộ trưởng phát triển ngành nông nghiệp của Queensland, Mark Furner, cho biết ngành nông nghiệp của bang rất khao khát thông tin về ý nghĩa của thị thực đối với các doanh nghiệp.

Furner nói rằng các thông báo về thị thực không thiếu nhưng các chi tiết cụ thể lại thiếu khiến các doanh nghiệp nông nghiệp không thể lên kế hoạch trước.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường không thể cung cấp thêm bất kỳ chi tiết nào về thị thực. Khi được hỏi liệu con đường trở thành cư dân thường trú có được đảm bảo cho những người đến Úc bằng thị thực nông nghiệp hay không, một người phát ngôn của bộ cho biết “các điều kiện đầy đủ bao gồm các lựa chọn cho con đường trở thành cư dân thường trú sẽ được phát triển và thực hiện trong ba năm tới khi thị thực đi vào hoạt động”.

Chính phủ liên bang quyết định tạo ra thị thực với sự tham vấn của Liên đoàn Nông dân Quốc gia (NFF) và các đại diện ngành sau khi đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động.

Ben Rogers, Giám đốc quan hệ nơi làm việc và các vấn đề pháp lý tại NFF, cho biết đại dịch đã tạo động lực cho chính phủ để áp dụng thị thực, nhưng mục đích cuối cùng là "một giải pháp mạnh mẽ và bền vững hơn" cho các vấn đề lao động.

Rogers cho biết một mô hình thị thực được xây dựng dựa trên các phân loại của các mô hình thị thực trước đó sẽ được áp dụng vào ngày 30/9. Nó sẽ cung cấp các chi tiết hành chính, chẳng hạn như quy định nơi làm việc, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và các thỏa thuận làm việc.

Tuy nhiên, ông cho biết thị thực sẽ không sẵn sàng cho vụ thu hoạch tới vì nó vẫn đang chờ sự chấp thuận từ các cuộc đàm phán song phương với các nước tham gia.

Rogers cho biết các hình thức cấp thị thực trước đây, chẳng hạn như chương trình lao động thời vụ của Úc và chương trình lao động Thái Bình Dương, đã có hiệu quả đối với các trang trại lớn hơn có thể đảm bảo khối lượng công việc theo yêu cầu của những thị thực này. Nhưng các trang trại gia đình nhỏ hơn không có khả năng đáp ứng các yêu cầu đó.

"Thị thực mới sẽ được thiết kế đặc biệt để giải quyết nhu cầu về tính di động, cho phép người lao động có thể di chuyển giữa các trang trại khi cần thay vì được liên kết với một nông dân hoặc chủ lao động cụ thể. Nó cũng sẽ cải thiện các tiêu chuẩn nguồn nhân lực của ngành", Rogers bổ sung.

Ông cũng chia sẻ con đường trở thành cư dân thường trú có ý nghĩa đối với lao động nước ngoài. "Lao động nước ngoài phải rời khỏi chỗ sống của họ và của gia đình họ trong vài tháng hoặc vài năm nhưng nếu họ biết rằng họ có thể kiếm sống ở Úc, thì điều đó khiến nó trở nên hấp dẫn hơn”, Rogers phân tích.

Henry Sherrell, một chuyên gia về di cư tại Viện Grattan, cho biết Úc đã thay đổi các chính sách di cư có tay nghề trong 25 năm qua nhưng thị thực nông nghiệp là một sự thay đổi lớn.

“Điều quan trọng là đây sẽ là thị thực đầu tiên có lộ trình cư trú cho những người lao động có trình độ đầu vào và các công việc có kỹ năng thấp hơn", Sherrell nói.

Nhưng Rizvi nói rằng ông lo ngại rằng chính phủ “chưa xác định rõ những con đường đó trông như thế nào”. Ông cũng lo ngại về tiềm năng cho lao động nông nghiệp nước ngoài bị ngược đãi.

"Từ lịch sử của thị thực nông nghiệp trên khắp thế giới, chúng tôi biết vấn đề đã xảy ra - rằng một tỷ lệ rất lớn những người này cuối cùng bị bóc lột và lạm dụng đến mức cực độ", Rizvi cảnh báo.

Rizvi cho biết vấn đề này vẫn chưa được các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu giải quyết và nếu chính phủ Úc gấp rút tiến trình thì “vấn đề sẽ bị nhân lên vì tỷ lệ mắc sai lầm là rất lớn”.

Mối quan tâm của ông càng trở nên mạnh mẽ hơn bởi thực tế là các biện pháp bảo vệ của chương trình lao động Thái Bình Dương tiếp tục bị suy yếu khi ít nhất 22 người có visa đó tử vong ở Úc.

Rizvi cho biết thị thực nông nghiệp cũng “thay đổi cơ bản tính cách của xã hội Úc” và có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác.

“Khi áp dụng chương trình thị thực đó cho công nhân nông trại, nó sẽ chuyển sang các ngành khác như khách sạn, du lịch, xây dựng - bất cứ nơi nào bạn cần kỹ năng thấp, công nhân lương thấp sẽ đòi hỏi cơ hội tương tự như nông nghiệp”, ông nói. “Và Úc sẽ ngày càng trở nên giống châu Âu và Bắc Mỹ hơn với hai tầng lớp dân cư khá khác biệt. Về cơ bản làm sinh ra một tầng lớp thấp hơn ở dưới".

"Chính phủ tuyên bố sẽ giải quyết vấn đề bằng cách cho họ thành cư dân thường trú nhưng tôi rất nghi ngờ điều đó sẽ xảy ra", Rizvi kết luận.

 

Bình luận

FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục

Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.

Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt

Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.

Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát

Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.

Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật

Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.

Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn

Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi

Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.

Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong

Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.

FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng

Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.

Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan

Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.