Thường Tín phát huy thế mạnh làng nghề
Những năm qua, cùng với việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, Thường Tín còn hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ cá nhân tham gia đánh giá xếp hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm
Nhờ phân loại, xếp hạng sao, đến nay, nhiều sản phẩm của huyện Thường Tín đã phát huy được thế mạnh, khẳng định ưu thế tại thị trường trong và ngoài nước.
Năm 2019, Công ty cổ phần Sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy, xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) có 2 sản phẩm là hộp sơn mài gắn trai và hộp sơn mài gắn sừng được thành phố xếp hạng OCOP 4 sao. Giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy Đỗ Hùng Chiêu cho biết, làng nghề sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái) là làng nghề truyền thống nổi tiếng khắp cả nước. Trước đây, tranh sơn mài chủ yếu được vẽ trên chất liệu gỗ dán Cầu Đuống phục vụ khách hàng trong nước. Những năm trở lại đây, nghề sơn mài phong phú hơn, ngoài gỗ dán trong nước, gỗ MDF (cả trong nước và nhập khẩu), Công ty An Huy còn nhập gỗ dán Đài Loan. Sản phẩm sơn mài cũng mở rộng trên nhiều chất liệu: Tre, giấy ép, gốm sứ, vỏ trứng, vỏ trai, sừng trâu, bạc, vàng... Đặc biệt, nguyên liệu để chế tạo là sơn tự nhiên, sơn hạt điều, đất phù sa sông Hồng, bột đá, mùn cưa nên sản phẩm chinh phục được thị trường trong nước và xuất bán tới nhiều nước trên thế giới.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết, Chương trình OCOP là nguồn lực để Thường Tín phát huy thế mạnh từ các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2019-2020, huyện có 103 sản phẩm OCOP được thành phố đánh giá phân hạng sản phẩm đạt 4 sao, trong đó nhóm rau, thực phẩm có 48 sản phẩm, nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí 55 sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp lợi thế của địa phương phát huy tiềm năng. Năm 2021, UBND huyện đã ban hành kế hoạch về thực hiện Chương trình OCOP năm 2021. Theo đó, huyện rà soát hơn 50 sản phẩm tiềm năng, phát triển, nâng cấp, hoàn thiện và tổ chức đánh giá, phân hạng. Dự kiến, 30-50 sản phẩm tham gia được thành phố đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Để thúc đẩy quảng bá sản phẩm OCOP, huyện đang xây dựng, khai trương 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại chợ Vồi (xã Hà Hồi) và xã Duyên Thái.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản khẳng định, Chương trình OCOP bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương. Các địa phương nhận rõ lợi thế, cơ hội để phát huy và khai thác giá trị sản phẩm OCOP gắn với phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Về phía huyện, Thường Tín đang tiếp tục tập trung hỗ trợ các chủ thể tham gia phân loại, đánh giá và xếp hạng sao, đồng thời đẩy mạnh kết nối, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm được xếp hạng OCOP, phấn đấu giai đoạn 2021-2025 hướng dẫn các xã, chủ thể hoàn thiện hồ sơ đánh giá, chuẩn hóa sản phẩm, đánh giá phân hạng cho khoảng 150 sản phẩm tiềm năng...
Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Hà Nội: Thêm mô hình thành công nuôi cua biển trong hộp nhựa
Với sản phẩm cua lột, cua cốm độc đáo, chất lượng cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, các mô hình nuôi cua biển trong hộp nhựa ở Hà Nội đang dần nở rộ.
Lão nông với sở thích... thấy cây gì 'hot' là trồng!
Hết trồng cam, mận tam hoa, mơ, rồi tới thanh long..., hễ thấy cây gì đang rộ ông Khởi cũng trồng thử, trồng rồi lại chặt. Thế rồi cuối cùng ông cũng thành công.
Cơ giới hóa nông nghiệp tại Nam Trung Bộ
Những năm qua, các tỉnh Nam Trung Bộ tập trung phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Công tác này giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí sản xuất, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững.
'Làng quê Bắc bộ' trên đảo ngọc Cô Tô
Đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh), ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ.
Nơi nông dân nói cho nhau nghe, nghe nhau nói
Hội quán nông dân - giai đoạn đầu phát triển hợp tác xã, nơi hội tụ nông dân, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chí hướng để vực dậy tiềm năng nông nghiệp vùng ĐBSCL.
Những nông dân nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP
“Dám nghĩ, dám làm”, mạnh dạn đầu tư, hiện anh Mai Quốc Huy, xóm 11, xã Giao An (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đang sở hữu trang trại nuôi ba ba đạt tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm xuất bán hàng chục tấn ba ba thương phẩm và gần 100 vạn con ba ba giống
Đánh thức đồng hoang
Trước khi trở thành 1/63 nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2021, ông Lê Văn Bàng từng được xem là lão nông liều nhất huyện Nghi Xuân khi “bắt đồng hoang đẻ ra tiền”.
Yên Bái: Anh nông dân chia sẻ bí quyết chăm lúa năng suất cao, nhiều người trầm trồ
Mới đây, câu chuyện thành công của anh Nguyễn Tuấn Cường, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong trồng lúa đã khiến bà con địa phương trầm trồ, khi năng suất lúa Bắc Thơm 7 đạt tới 3 tạo/sào
Chàng trai trẻ du học Pháp và niềm vui với ioT, 4.0
Ứng dụng IoT và ‘số hoá’ vào nông nghiệp được xem là chìa khóa để Hoàng nâng tầm trái bơ Bình Phước và là cây truyền cảm hứng khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
Xăng dầu hạ 'nốc ao' ngư dân
Khi giá dầu tăng đến hơn 26.000đ/lít, nhiều tàu cá xa bờ của ngư dân Bình Định không dám ra khơi bởi sợ đánh bắt không đủ sản lượng bù vào tiền dầu.
Bình luận