TP.HCM mở lại 3 chợ đầu mối lớn, hàng nghìn tấn nông sản đổ về
Tối 20/9, những chuyến xe chở nông sản đầu tiên đã về tới chợ đầu mối Hóc Môn. Tính đến nay, cả 3 chợ đầu mối tại TP.HCM là Bình Điền, Thủ Đức và Hóc Môn đều đã đưa vào hoạt động.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và Kinh doanh Chợ Đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn cho biết, ngày đầu tiên chợ có 16 tiểu thương hoạt động, trung chuyển từ 60-80 tấn hàng hóa, rau củ các loại. Tùy vào tình hình hoạt động, chợ sẽ có kế hoạch tăng số lượng hàng hóa trong những ngày sắp tới. Thời gian chợ được phép hoạt động từ 20h-6h.
Dự kiến giai đoạn 1, chợ bố trí 14 điểm kinh doanh rau củ quả tại bãi đậu xe container của chợ. Khu này có diện tích khoảng 2.000m2 được vẽ vạch bố trí vị trí lưu đậu tối đa 12 xe container hoặc xe tải trên 10 tấn. Giai đoạn 2, dự kiến bố trí thêm từ 20 đến 30 điểm kinh doanh sau khi rút kinh nghiệm hoạt động của giai đoạn 1.
Một trong những chuyến xe nông sản đầu tiên về lại chợ Hóc Môn
Thương nhân phải đăng ký trước cho công ty quản lý chợ chậm nhất 12 tiếng trước giờ tập kết các thông tin, gồm: chủng loại, số lượng hàng hóa, số xe tải, thương lái, giờ vào chợ để công ty bố trí, sắp xếp. Hàng hóa không được sơ chế tại điểm tập kết. Đối với hàng đi, thương nhân cũng đăng ký trước cho công ty chậm nhất trước 12 tiếng, các thông tin gồm người nhận hàng, phương tiện vận chuyển, giờ vào chợ để công ty bố trí giờ nhận hàng, đảm bảo không xảy ra tình trạng tập trung đông người cùng một thời điểm. Mỗi lượt giao nhận hàng trong vòng 60 phút.
Trong điểm tập kết, trung chuyển hàng chỉ có giao dịch giao/nhận hàng hóa, mọi giao dịch mua bán phải được hai bên thỏa thuận từ trước và hạn chế việc thanh toán bằng tiền mặt. Tất cả người tham gia hoạt động tại chợ đầu mối Hóc Môn đều phải được tiêm ít nhất một mũi vắc xin Covid-19, khi vào chợ phải test nhanh hàng ngày...
Tối 20/9, trước khi vào chợ, các tài xế, tiểu thương và công nhân đều được đội ngũ y tế test nhanh Covid-19, những ai có kết quả âm tính mới được vào chợ, người có kết quả dương tính sẽ được cách ly tại khu vực riêng, được bố trí tại chợ.
Riêng đội ngũ công nhân bốc vác hàng hóa, sau khi test Covid-19 có kết quả âm tính, sẽ làm và ở lại tại chợ, thực nghiệm các biện pháp phòng dịch. Xe hàng cũng được phun khử khuẩn cẩn thận trước khi vào chợ.
Các điểm tập kết, trung chuyển được mở lại sẽ hỗ trợ việc lưu chuyển hàng hóa tại TP.HCM
Còn trao đổi với PV. VietNamNet, đại diện chợ Bình Điền thông tin, trung bình một ngày có 18 thương nhân vào điểm tập kết để hoạt động giao thương hàng hóa. Sản lượng hàng về chợ ổn định ở mức 90-100 tấn/ngày đêm. Tính từ ngày 7/9 tới nay, đã có khoảng 1.000 tấn hàng hóa từ các địa phương chuyển về chợ Bình Điền.
Chợ Thủ Đức cũng đang đạt sản lượng trung chuyển ở mức 80-100 tấn mỗi ngày.
Như vậy, Sau khi đưa vào hoạt động, các điểm tập kết này sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình lưu chuyển hàng hóa vào nội thành thành phố, tới các kênh phân phối được thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Nguồn: Theo Vietnamnet.vn
Hải Phòng: Nghề nuôi ngao mang lại thu nhập 1.000 tỉ đồng mỗi năm
Từ 2003 bãi nuôi thả ngao đã được hình thành tại bãi triều cửa sông Văn Úc, huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng). Đến nay, nghề nuôi ngao đã giúp hàng nghìn hộ gia đình vươn thoát nghèo, có của ăn của để, giá trị kinh tế mỗi năm đạt 600 - 1.000 tỷ đồng
Tôm mới thả, đã chết như ngả rạ
Nhiều vùng nuôi ở Khánh Hòa tôm mới thả chưa đầy 1 tháng đã chết la liệt, người nuôi bỏ đầm. Thời tiết bất thường được nhận định là nguyên nhân khiến tôm chết.
Khó khăn nghề cá ở Thanh Hóa
Đầu năm nay, nhiều phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa “nằm bờ” nên sản lượng đánh bắt hải sản 4 tháng đầu năm giảm hơn 4% so cùng kỳ. Ngư dân mong Nhà nước có chính sách bình ổn, hỗ trợ giá dầu để tiếp tục vươn khơi, bám biển.
Làm nông trên lưng chừng núi giữa biển Tây
Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang) phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả.
Độc đáo làng bè trên đảo 'giàu - sang'
Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có.
'Chuyện đời' cây tỏi Lý Sơn
Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên 'vàng trắng'.
Nguy hiểm đeo chì lặn biển bắt ốc, vớt rong
Ngư dân bất chấp nguy hiểm đeo chì nặng vào người để người lặn sâu xuống nước bắt ốc, vớt rong. Ngành chức năng đã cảnh báo và tịch thu dụng cụ nguy hiểm này.
Giải lời nguyền cho cây thanh long: Mối liên kết rời rạc, vai trò hợp tác xã mờ nhạt
Khó khăn về thị trường khiến người trồng bắt đầu chặt bỏ cây thanh long, giống cây trồng giúp người nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Đấy là hệ quả của tập quán sản xuất kiểu nhỏ lẻ, tự phát, manh mún tại trong vùng trồng thanh long
Giải "lời nguyền" cho cây thanh long: “Vị đắng cây làm giàu”
Hệ quả của việc sản xuất mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người trồng khiến thanh long mất dần giá trị và ngày càng thất thế trên thị trường.
Ngư dân cần được tiếp sức để vươn khơi
Ngư trường ngày một thu hẹp, sản lượng đánh bắt giảm sút, chi phí đầu vào tăng cao đẩy ngư dân khắp vùng biển Nghệ An vào tình cảnh lao đao.
Bình luận