Vương quốc Anh: Người trồng củ cải đường lo lắng tương lai hậu Brexit
Các thỏa thuận thương mại hậu Brexit của Anh với những nhà sản xuất đường lớn như Úc khiến người trồng củ cải đường như ngồi trên lửa.
Ed Lankfer, nông dân trồng củ cải đường, đang kiểm tra cây trồng của mình ở Wereham, Norfolk (Anh). Ảnh: Guardian.
Vụ thu hoạch năm nay báo hiệu sự thay đổi hoàn toàn với vụ thu hoạch thất bát năm 2020 của Ed Lankfer, khi thời tiết xấu và sâu bệnh khiến năng suất của củ cải đường giảm tới 60%, khiến Lankfer bị lỗ 12.000 bảng Anh.
Củ cải đường đã được trồng trên trang trại gia đình ông, rộng 225 ha, ở làng Wereham kể từ khi ông nội của Lankfer lần đầu tiên trồng vào năm 1928. Tuy nhiên, những năm gần đây rớt giá, cộng với rủi ro về thời tiết, dịch bệnh khiến nhiều nông dân đặt câu hỏi liệu có nên trồng tiếp hay không.
Điều này xảy ra trước khi người trồng nhận biết tác động của các thỏa thuận thương mại hậu Brexit với các nhà sản xuất đường lớn như Úc.
Nông dân Anh ca ngợi củ cải đường vì vai trò của loại cây này trong luân canh cây trồng và thời điểm thu hoạch.
Củ cải đường cuối cùng sẽ được chuyển đến nhà máy ở Wissington gần đó, để chế biến ra các sản phẩm như sô cô la Coca-Cola và Cadbury, hoặc được đóng gói và bán cho người tiêu dùng dưới thương hiệu Silver Spoon.
Nhiều người tiêu dùng uống đồ uống có ga hoặc ăn đồ ngọt có thể không nhận ra rằng các trang trại củ cải đường nằm trên khắp miền đông nước Anh, trên khắp vùng Đông Anglia đến Lincolnshire, sản xuất đủ đáp ứng ½ lượng đường tiêu thụ hàng năm gần 2 triệu tấn của Vương quốc Anh. Phần còn lại đến từ củ cải đường hoặc mía ở nước ngoài, có nghĩa là bất kỳ sự giảm sản lượng nào của Anh sẽ làm tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tate & Lyle, công ty thực phẩm nổi tiếng ủng hộ Brexit, chỉ xử lý đường mía thô nhập khẩu, chủ yếu từ vùng nhiệt đới. Một số nông dân trồng củ cải không muốn nhắc tên công ty, phàn nàn về việc các sản phẩm của Tate & Lyle được gắn nhãn hiệu công đoàn do được chế biến và đóng gói, nhưng không được trồng ở Anh.
Đường mía thô nhập khẩu thường rẻ hơn so với củ cải đường do Anh hoặc châu Âu sản xuất, tuy nhiên các nhà sản xuất đường trong nước được bảo vệ nhờ hạn ngạch và trợ cấp khi Vương quốc Anh còn là thành viên EU, điều này giải thích cho lập trường lợi ích của Tate & Lyle ủng hộ Brexit.
“Đó là một cơn bão hoàn hảo, cho dù bạn muốn nhìn nó theo cách nào”, theo Michael Sly, một nông dân trồng trọt ở vùng rừng phía bắc Cambridgeshire, đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị đường của Liên minh Nông dân Quốc gia (NFU).
Trước đây, Sly chỉ phải suy xét về đàm phán giá cả giữa nông dân và với British Sugar, chủ sở hữu thương hiệu Silver Spoon và công ty duy nhất mua củ cải đường của nông dân, nay ông còn cần xem xét những thách thức dài hạn của việc gia tăng nhập khẩu tiềm năng sau thỏa thuận thương mại tự do Anh-Úc và các thỏa thuận thương mại trong tương lai.
Giá hợp đồng một năm đối với củ cải đường được thỏa thuận giữa British Sugar và NFU đã giảm đều đặn trong hầu hết thập kỷ qua. Từng đạt đỉnh gần 32 bảng Anh/tấn vào năm 2014, giá đã giảm hơn một phần ba và dao động ở mức khoảng 20 bảng Anh/tấn trong vài năm qua.
Nông dân vẫn đang chịu lỗ từ vụ thu hoạch năm ngoái và cảm thấy có sự mất cân bằng quyền lực trong mối quan hệ với British Sugar, công ty đã báo cáo doanh thu tăng 17% và lợi nhuận trước thuế gần 55 triệu bảng trong năm tính đến ngày 29 tháng 8 năm 2020.
Do gia tăng nhiều áp lực, một số nông dân đang kêu gọi dừng trồng củ cải đường. Sly cho rằng với động lực thị trường mới, ngành công nghiệp này sẽ thu hẹp lại trong tương lai.
James Peck, người điều hành hệ thống Trang trại PX có trụ sở tại Cambridgeshire, nơi trồng cải đường lớn thứ ba của nước Anh cho biết họ đã đầu tư rất nhiều vào củ cải đường nhưng giá liên tục giảm.
Sau vụ thu hoạch cuối cùng, Peck quyết định rằng đã chịu đựng đủ, vì chỉ một trang trại 243 héc-ta trồng củ cải đường lỗ mất 12.000 bảng, dù những người nông dân lao động cật lực 15 giờ một ngày trong thời tiết lạnh và ẩm ướt.
Peck đã bán máy móc trồng củ cải đường của mình và hiện đang tập trung vào các loại cây trồng khác, có lợi hơn, chẳng hạn như yến mạch.
British Sugar cho biết họ nhận ra rằng năm 2020 đầy khó khăn và họ đang đưa ra mức giá hợp đồng tối thiểu cho NFU Sugar là 25 bảng Anh/tấn trong các cuộc đàm phán hiện tại, tăng 23% so với năm ngoái.
Paul Kenward, Giám đốc điều hành tại British Sugar, cho biết công ty “đưa ra một đề xuất cải tiến với tính kinh tế phù hợp với cả chúng tôi và người trồng trọt” cùng một chương trình đảm bảo cho những người nông dân bị ảnh hưởng bởi virus gây bệnh vàng lá có thể làm hỏng vụ mùa.
“Tôi rất tự tin về tương lai của chúng tôi với tư cách là một ngành công nghiệp. Chúng tôi có những người tuyệt vời, những người trồng trọt và những khách hàng muốn mua đường tự sản xuất của Anh”, Kenward nói.
Ngay cả khi giá củ cải cải thiện, người trồng vẫn lo sợ về viễn cảnh đường Úc tràn ngập thị trường do kết quả của thỏa thuận thương mại.
Sly cho rằng sự chuyển đổi của ngành đường hậu Brexit khó khăn hơn so với ngành nuôi cừu và nuôi bò vì như ông tính toán theo thỏa thuận hiện tại tới cuối năm 2030 “sẽ có thêm 240.000 tấn đường miễn thuế được đưa vào thị trường”, tương đương ¼ sản lượng đường nội địa của Vương quốc Anh. Sau giai đoạn chuyển đổi, đường nhập khẩu từ Úc sẽ không bị giới hạn về số lượng.
Theo Cục Thống kê Úc, người trồng ở Anh cảm thấy không thể cạnh tranh với quy mô của các trang trại Úc, với 30 triệu tấn mía được thu hoạch trong niên vụ 2019-20. Sly chỉ ra rằng các quốc gia sản xuất mía đường lớn cũng sử dụng một số loại thuốc trừ sâu không còn được phép sử dụng ở châu Âu.
Trở lại Norfolk, Lankfer chưa có kế hoạch ngừng trồng củ cải đường, dù cuộc gặp gần đây với bà Truss chỉ giúp xoa dịu phần nào những lo ngại. Bộ trưởng giải thích tốt về phía chính phủ nhưng còn để ngỏ nhiều câu hỏi "nếu xảy ra thì sao?". "Điều gì sẽ xảy ra nếu Úc chiến tranh thương mại với Trung Quốc, và sau đó thực phẩm Úc tràn ngập thị trường của chúng tôi, điều này có thể xảy ra với đường?".
"Tương lai của tôi nằm trong tay bà bộ trưởng", ông Lankfer cho biết.
FAO: Dòng chảy lương thực thế giới sụt giảm kỷ lục
Dự báo mới của FAO cho thấy, dòng chảy thương mại lương thực thế giới năm nay có khả năng sụt giảm mạnh: 1,2% so với năm ngoái. Riêng mặt hàng gạo vẫn tăng 3,8%.
Bắc Mỹ sẵn sàng bù đắp sản lượng phân bón thiếu hụt
Các lệnh trừng phạt làm hạn chế nguồn cung phân bón của Nga và Belarus đã buộc hai “gã khổng lồ” phân bón Bắc Mỹ là Nutrien và Mosaic vào cuộc để lấp lỗ hổng.
Phân bón, thịt lợn Trung Quốc- 'thủ phạm' làm tăng lạm phát
Cuộc chiến Nga- Ukraine “đổ thêm dầu vào lửa” tạo ra khủng hoảng lạm phát tiêu dùng toàn cầu, nhưng Trung Quốc đã đóng góp phần không nhỏ làm cho vấn đề nghiêm trọng thêm.
Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ làm “nóng” thị trường dầu thực vật
Giá cọ, đậu tương, hạt cải dầu châu Âu và thậm chí cả dầu hạt cải GMO của Canada đã chạm mức cao kỷ lục sau thông báo cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia ngày 27/4.
Trái cây và rau củ ngày càng ít dinh dưỡng hơn
Nhiều bằng chứng cho thấy nhiều loại thực phẩm ngày nay không chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như cách đây 70 năm, mặc dù chúng có bề ngoài ngon mắt.
Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh
Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.
Giai đoạn chuyển giao nguồn cung nông sản thế giới: Biến số với thị trường chăn nuôi
Giá nông sản thế giới hiện đang tiến tới gần mức cao nhất trong một thập kỷ qua và gây ra không ít khó khăn cho ngành chăn nuôi hiện còn phụ thuộc vào nguồn cung đầu vào nhập khẩu ở nước ta.
Các nhà thám hiểm Mỹ bảo vệ cá quý hiếm sông Mekong
Các thành viên của Đại học Nevada (Mỹ) đang có chuyến thám hiểm nhân Ngày Trái đất để khám phá những khu vực sâu nhất của sông Mekong ở Đông Nam Á.
FAO phát động chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu trên diện rộng
Chiến dịch kiểm soát sâu keo mùa thu quy mô rộng và kéo dài đến hết năm 2023, trước diễn biến dịch hại thực vật nguy hiểm này đang tàn phá hàng loạt cây trồng.
Trung Quốc tăng nhập khẩu sắn từ Thái Lan
Dù vẫn giữ vị trí thứ 2 về thị phần sắn tại thị trường Trung Quốc, Việt Nam giảm cả về sản lượng lẫn giá trị trong xuất khẩu những tháng đầu năm 2022.
Bình luận