1ha cây xạ đen cho thu nhập hàng trăm triệu đồng

Bà con nông dân xã Cư Yên, Lương Sơn, Hòa Bình trồng 1ha cây xạ đen cho năng suất từ 15 - 20 tấn, tương ứng thu nhập đạt 230 - 500 triệu đồng/năm.

Xã Cư Yên, Lương Sơn, Hòa Bình được coi là một trong những cái nôi của các loại dược liệu quý hiếm ở các tỉnh miền Núi phía Bắc. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài, bà con các dân tộc nơi đây phải ưu tiên canh tác ngô, lúa để xóa đói, giảm nghèo nên rất nhiều loại dược liệu bản địa quí hiếm như cây xạ đen đang trước nguy cơ mai một.

1-215235_522.jpg

Vườn cây xạ đen của ông Bùi Hồng Thùy. Ảnh: H. Tiến.

Nhằm từng bước phục hồi lại những phần diện tích dược liệu bị mất, UBND xã Cư Yên giao cho HTX Nông nghiệp và Phát triển Cây dược liệu Hòa Bình (HTX) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Lương Sơn, xây dựng các mô hình liên kết trồng và bao tiêu các sản phẩm dược liệu sản xuất trên địa bàn.

Bước đầu, HTX đã thành lập được Tổ hợp tác chuyên cây dược liệu gồm 9 thành viên, trong đó đã trồng được 3,5ha cây dược liệu các loại, gồm 2ha cây xạ đen, 1ha cà gai leo, 0,5ha tam thất, hà thủ ô, ba kích, cát sâm và gừng đen. Các loại dược liệu này đều được trồng trên các gò đồi hoặc xen canh dưới tán cây lâm nghiệp hoặc trong cây ăn quả lâu năm.

3-215322_43.jpg

Mô hình trồng cà gai leo ở xã Cư Yên. Ảnh. H.Tiến.

Ông Bùi Hồng Thùy, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Phát triển Cây dược liệu Hòa Bình tiết lộ: Nhà tôi đã trồng được 0,4ha xạ đen ngay từ đầu năm 2020. Hiện đang cho thu hoạch lứa đầu. Sản phẩm phơi khô bán qua thương lái được 15.000 - 30.000 đồng/kg, tùy thời điểm.

Do đất đai, khí hậu phù hợp, cây xạ đen trồng ở đây cho dược tính rất cao. Nên thường dễ bán hơn sản phẩm cùng loại trồng ở các địa phương khác. Kế hoạch, HTX sẽ mở rộng trồng dược liệu, chủ yếu là cây xạ đen và cà gai leo tại tất cả các gò đồi và vườn nhà dân cư trong xã. Nhưng dịch Covid-19 và thời tiết ít mưa đã làm chậm tiến độ gieo trồng của các xã viên trong Tổ hợp tác.

Được sự hỗ trợ cây giống từ Phòng Kinh tế huyện, bà Nguyễn Thị Duyên (thành viên trong HTX) cũng đã trồng được 0,3ha cây xạ đen và cà gai leo cùng một số dược liệu bản địa khác.

Theo bà Duyên, khó nhất trong trồng kinh doanh cây dược liệu là khâu chế biến và tiêu thụ. Hiện các loại dược liệu làm ra trên địa bàn cơ bản chỉ dừng ở mức sơ chế (làm sạch, phơi khô) hoặc bán tươi cho thương lái, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập từ Trung Quốc, nên hiệu quả từ sản xuất các cây dược liệu chưa tương xứng với tiềm năng lơi thế của địa phương.

“Dược liệu Trung Quốc chất lượng không biết thế nào, nhưng rẻ hơn sản phẩm cùng loại sản xuất tại địa phương rất nhiều”, bà Duyên nói.

2-215842_970.jpg

Sản phẩm xạ đen phơi khô của HTX Nông nghiệp và Phát triển Cây Dược liệu Hòa Bình. Ảnh: TL.

Tìm hiểu thực tế chúng tôi biết: Xạ đen là cây thân bụi, có nguồn gốc từ các rừng nhiệt đới. Nên tốt nhất là trồng xạ đen xen dưới tán rừng sản xuất gỗ lớn. Cây giống có thể gieo hạt mọc thực sinh hoặc trồng bằng cành giâm trong túi bầu giá thể.

Thời vụ thích hợp cho trồng các loại dược liệu nói chung, cây xạ đen nói riêng là từ sau tiết Lập xuân (tháng 2-4). Đất trồng thích hợp nhất là đất đỏ đồi núi hoặc đất thịt trong vườn nhà, đảm bảo tiêu thoát nước nhanh.

Cây trồng năm đầu tiên, ngoài bón phân hữu cơ hoai mục, cần bón thêm NPK thúc cho cây sinh trưởng khỏe, ra nhiều rễ giúp cây hút dinh dưỡng từ đất. Những năm sau chỉ bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân chuồng hoai mục để tăng chất lượng dược liệu. Sâu bệnh hại, cơ bản chỉ có sâu ăn lá, phát sinh gây hại chủ yếu trong mùa đông.

Cây xạ đen sau trồng 18-24 tháng sẽ cho khai thác kinh doanh. Thời kỳ khai thác kinh doanh có thể kéo dài từ 15-20 năm. Định kỳ 6 tháng thu hái 1 lần. Bộ phận cho thu hái gồm thân, cành và lá già trên cây, dùng cưa hoặc kéo cắt tới cách gốc 30-40cm, chừa lại những mầm non mới sinh từ gốc, chăm sóc cho thu hoạch lứa sau.

Cây xạ đen thu về tuốt lá riêng, cành riêng. Cành cắt ngắn 2-3cm, phơi cho khô kiệt. Lá cũng phơi tới khô giòn mới bán cho thương lái hoặc các nhà thuốc Đông y. Có thể bảo quản sản phẩm khô trong bao nilon hút chân không để bán dần.

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.