Bình Dương: Khi các chủ vườn bưởi, măng cụt, mít tố nữ háo hức tham gia dự án du lịch sinh thái
Cuối năm 2020, UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt dự án phát triển cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương. Dự án nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập cho người làm vườn, và góp phần quảng bá du lịch cho tỉnh Bình Dương.
Nhà vườn đã sẵn sàng với dự án du lịch sinh thái
Dự án phát triển cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái khu vực phía Nam tỉnh Bình Dương đã được triển khai từ đầu năm 2021. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất ở những xã được chọn thuộc địa bàn TP.Thuận An và thị xã Tân Uyên bị gián đoạn, trong khi các nhà vườn đã sẵn sàng chờ triển khai dự án.
Vườn bưởi đường lá cam rộng 2.300m2 của lão nông Dương Văn Minh là một trong 3 điểm được chọn triển khai dự án trên địa bàn xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên).
Ông Minh cho biết, nhờ tiếp cận với sách báo và internet, ông hiểu ra rằng phải trồng bưởi sạch thì sản phẩm làm ra mới được người tiêu dùng tin tưởng. Từ nhiều năm nay, ông chuyển sang canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Dương Văn Minh (phải) hướng dẫn du khách tham quan vườn bưởi tại cù lao Bạch Đằng. Ảnh: Đình Thắng
Ông Trần Thanh Phong cho biết, Chi cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp các đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ, khảo sát thực hiện bản vẽ kỹ thuật, xây dựng báo cáo kinh tế kỹ thuật để trình UBND tỉnh chọn nhà thầu đầu tư và hỗ trợ cho người dân thực hiện.Ông Minh cũng là một trong số ít những người trồng bưởi ở xã Bạch Đằng hứng thú với dự án của UBND tỉnh.
Dù chỉ mới triển khai bước đầu, ông đã cho cải tạo lại toàn bộ vườn cây, làm đường nội bộ, nhà nghỉ chân để sẵn sàng đón khách ngay khi được kết nối. Không những vậy, ông Minh còn đầu tư cả trăm triệu đồng cho hệ thống chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi, làm rượu bưởi để đa dạng hóa sản phẩm.
Ông Minh đánh giá, việc phát triển vườn cây ăn trái đặc sản kết hợp du lịch phù hợp với xu hướng hiện nay. Bởi vì, người tiêu dùng thích những đặc sản có tính vùng miền nhưng phải sản xuất, chế biến an toàn.
Việc thực hành sản xuất tốt vừa tạo ra cảnh quan sạch đẹp, vừa làm tiền đề để thu hút khách tham quan. "Chính khách du lịch sẽ là cầu nối để đưa sản phẩm của địa phương có thị trường tiêu thụ tốt hơn" - ông Minh nói.
Chủ vườn bưởi Nguyễn Minh Công (ở xã Bạch Đằng) cũng là người tâm huyết với dự án. Ngay khi dự án được phổ biến, ông Công đã sớm thiết kế nhà sảnh để đón khách, khu vực trưng bày quà lưu niệm, khu tham quan cho du khách.
Vườn bưởi nhà ông Công rộng 7.000m2, đang cho thu hoạch năm thứ 7. Ông Công cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19, tình hình mua bán bị ứ đọng. Bưởi đường lá cam vốn là đặc sản nhưng giá bán cũng đang sa sút.
"Nếu dự án được sớm triển khai, người tiêu dùng biết nhiều hơn về thương hiệu bưởi Bạch Đằng. Tình hình kinh doanh và thu nhập của nhà vườn sẽ không còn bấp bênh như hiện nay" - ông Công nói.
Đẩy nhanh triển khai dự án
Theo UBND tỉnh Bình Dương, những địa phương có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với vườn cây ăn trái đặc sản trên địa bàn tỉnh có thể kể đến là các phường An Thạnh, Bình Nhâm, Hưng Định và An Sơn thuộc TP.Thuận An.
Các vùng này chuyên trồng các loại măng cụt, sầu riêng, dâu, bòn bon, mít tố nữ. Đặc biệt đây là vùng trồng cây măng cụt có truyền thống lâu đời ở Đông Nam Bộ, với hương vị thơm ngon khác biệt.
Ngoài ra, vùng cù lao Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên) với các vườn bưởi đường lá cam đã nổi tiếng từ lâu. Cùng với sông nước Đồng Nai, cù lao Bạch Đằng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái vườn.
Ông Nguyễn Bình - khách du lịch đến từ TP.HCM cho rằng, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở Bình Dương có thể xây dựng thành các tour liên tỉnh, liên khu vực, cả đường bộ lẫn đường sông. Để tăng tính hấp dẫn, các tour này cần kết nối các điểm tham quan nhà vườn, gắn với các làng nghề truyền thống, các quán ăn đặc sản sẽ tạo được hiệu ứng mạnh mẽ hơn là phát triển riêng lẻ.
Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NNPTNT) là đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì dự án. Ông Trần Thanh Phong - Trưởng phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và BVTV cho biết, Chi cục đã lựa chọn được 3 hộ dân ở xã Bạch Đằng và 4 hộ dân ở TP.Thuận An để xây dựng các mô hình điểm. Từ những mô hình điểm này sẽ nhân rộng để tạo thành vùng du lịch đặc trưng của tỉnh Bình Dương.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận