Cao Bằng: Huyện Trùng Khánh sẽ trồng 1.000 ha cây hạt dẻ

Hạt dẻ Trùng Khánh là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Nhằm phát huy thế mạnh và nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này, tỉnh Cao Bằng đã có nhiều giải pháp mở rộng diện tích trồng cây dẻ.

Tỉnh Cao Bằng xác định từ nay đến năm 2030 sẽ hình thành vùng sản xuất cây dẻ tại huyện Trùng Khánh với quy mô lên tới 1.000 ha.

hatdetrungkhanh11-1633362779940-16333627810262007225260.jpg

Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, hạt dẻ Trùng Khánh có hương vị thơm ngon, ngọt bùi. Ảnh: dantocmiennui.vn

Nguồn kinh phí thực hiện dự kiến là trên 68 tỷ đồng, được lấy nguồn từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, ngân sách địa phương, vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia, kêu gọi đầu tư.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Cao Bằng phấn đấu phát triển diện tích trồng mới 900 ha, cải tạo, trồng thay thế 100 ha diện tích dẻ hiện có. 

Ông Hoàng Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho biết, để hoàn thành mục tiêu, huyện xác định mở rộng diện tích cây dẻ trong vùng sản xuất tập trung tại các xã: Chí Viễn, Khâm Thành, Đình Phong, Phong Châu, Đàm Thủy, Ngọc Khê và thị trấn Trùng Khánh đạt 25 ha/năm.

Mỗi xã xây dựng ít nhất 1 hợp tác xã hoặc tổ hợp tác đảm bảo đầu vào, đầu ra cho nông dân; khai thác 1 mô hình du lịch nông nghiệp trên cơ sở mở rộng diện tích sản xuất, song song với bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, vệ sinh môi trường và phát triển du lịch…

Bên cạnh đó, huyện Trùng Khánh cũng đã tổ chức khảo sát địa điểm xây dựng vườn ươm để chọn cây giống tốt, đảm bảo năng suất vườn ươm; tổ chức đào tạo, tập huấn, phổ biến quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP cho người dân; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng thương hiệu và khai thác sử dụng có hiệu quả chỉ dẫn địa lý của hạt dẻ Trùng Khánh đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Về giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm hạt dẻ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng xây dựng chuỗi liên kết, kênh bán hàng tại các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị; tổ chức đưa sản phẩm tham gia sàn giao dịch nông sản trong tỉnh và một số thành phố lớn; quảng bá thương hiệu gắn với du lịch.

Đồng thời, tỉnh cũng tăng cường mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào phát triển sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm từ cây dẻ…

 Giai đoạn 2026-2025, huyện Trùng Khánh hoàn thành mục tiêu tập trung ruộng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai vùng trồng dẻ để làm ra hạt dẻ Trùng Khánh. Đồng thời, đa dạng hóa các hình thức liên kết giữa người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hình thành chuỗi giá trị hàng nông sản; xây dựng được nhà sơ chế, kho lạnh bảo quản hạt dẻ.

 

Nguồn: Theo Danocmiennui.vn

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.