Châu Phi- Thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều loại hàng hoá Việt Nam
Với quy mô dân số lớn, nhu cầu tiêu dùng cao trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển, châu Phi được nhận định là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hoá của Việt Nam.
Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia, đại diện thương vụ Việt Nam tại các nước khu vực châu Phi tại Hội thảo trực tuyến xúc tiến thương mại sang thị trường châu Phi với chủ đề "Châu Phi - điểm đến hứa hẹn cho hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam" diễn ra vào chiều 21/7.
Tiềm năng xuất khẩu lớn
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Hoàng Tài- Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với tất cả 54 quốc gia ở khu vực châu Phi, trao đổi thương mại hai chiều đã có mức tăng trưởng khả quan trong những năm qua. Năm 2020, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - châu Phi đạt 6,7 tỷ USD. Hợp tác nông nghiệp, năng lượng, giao thông và chuyên gia đang là những lĩnh vực có nhiều chuyển biến trong hợp tác giữa Việt Nam và các nước khu vực Châu Phi.
Với quy mô dân số lớn khoảng 1,3 tỷ người, đặc biệt có nhu cầu nhập khẩu cao nhiều loại mặt hàng phù hợp với hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, châu Phi thực sự là khối thị trường mang lại đa dạng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng thông tin: Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi ngày càng đa dạng. Bên cạnh các mặt hàng như nông sản, dệt may, da giày đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng ... Hơn thế nữa, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình và tăng cường liên kết khu vực nên dư địa để mở rộng hợp tác song phương là rất lớn.
Hạt tiêu - một trong những mặt hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi
“Chúng tôi mong muốn, đây là dịp để các tổ chức hỗ trợ, tư vấn kinh doanh và các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cũng như các cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khối thị trường châu Phi. Cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp hiệu quả, tiếp tục góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.
Phân tích tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Phi trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Minh Phương- Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay: Từ năm 2017 đến hết năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang châu Phi luôn tăng. Việt Nam gần như xuất siêu tuyệt đối sang thị trường khu vực này. Trong đó, Nam Phi là thị trường xuất khẩu chính với kim ngạch năm 2020 đạt 681 triệu USD, giảm hơn mức 800 triệu USD năm 2019, tiếp đến là Ai Cập, Ga-na, Bờ Biển Ngà…
Theo bà Nguyễn Minh Phương, nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư sản xuất và xuất khẩu sang thị trường khối châu Phi. Việt Nam và các nước trong khối đã có quan hệ hợp tác kinh tế; đã có chuyên gia Việt Nam sang các nước châu Phi hỗ trợ phát triển trong một số lĩnh vực; châu Phi là thị trường có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; khu vực cũng có nguồn lao động và tài nguyên dồi dào…Tóm lại, Việt Nam đã có dấu ấn cũng như uy tín tại thị trường khối châu Phi nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực thương mại.
Nhu cầu lớn về mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng
Về các mặt hàng tiềm năng mà thị trường châu Phi có nhu cầu lớn, ông Cao Minh Tú- Vụ Thị trường châu Á- châu Phi chỉ ra: Nhóm hàng nông sản là ưu tiên hàng đầu. Trong đó, mặt hàng gạo- năm 2020 châu Phi nhập khẩu gạo từ Việt Nam với trị giá 596,1 triệu USD. Nhu cầu về mặt hàng này ngày một tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, vấn đề đảm bảo an ninh lượng thực được Chính phủ các nước châu Phi đặt lên hàng đầu. Tiếp đến là mặt hàng cà phê, hạt tiêu, nhu cầu tiêu dùng lớn trong khi sản xuất nội khối của châu Phi không đáp ứng đủ. Về mặt hàng thuỷ sản, nhất là các loại cá nước ngọt ngày càng được người dân châu Phi ưa dùng do thay đổi thói quen tiêu dùng thịt sang các loại thuỷ sản. Hơn nữa, năng lực đánh bắt nuôi trồng một số loại thuỷ sản của các nước trong khối không cao.
Nhóm hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép cũng còn nhiều dư địa xuất khẩu sang châu Phi, do thu nhập của người dân được cải thiện, gu thẩm mỹ và sở thích thời trang đa dạng.
Ngoài 2 nhóm hàng trên, nhóm hàng thiết bị và vật tư y tế, xe máy và linh kiện, phụ tùng, máy phát điện, máy bơm nước là những mặt hàng có khả năng cao xuất khẩu thành công sang châu Phi.
Dù tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường khối châu Phi được đánh giá còn lớn, nhưng các chuyên gia cũng như đại diện thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia châu Phi khuyến cáo: Doanh nghiệp Việt Nam cần thận trọng trong giao thương với đối tác châu Phi. Tình trạng lừa đảo trong giao dịch đã xảy ra. Đối tượng chấp nhận bất cứ giá chào hàng nhập khẩu nào từ doanh nghiệp Việt Nam hoặc đối tượng chào hàng xuất khẩu sang Việt Nam với giá thấp sau đó yêu cầu trả 1 khoản phí/ đặt cọc rồi chiếm dụng…
Theo đó, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cần liên hệ với hệ thống thương vụ Việt Nam tại châu Phi nhờ hỗ trợ xác minh rõ ràng đối tác, đủ tin cậy mới tiến hành giao dịch. “Ngoài ra, trong hợp tác với doanh nghiệp châu Phi, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới tập quán kinh doanh, thời gian, đặc biệt là ngôn ngữ để có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp”, ông Cao Minh Tú thông tin thêm.
Nguồn: Theo báo Công Thương
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận