Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

che2.png

100% các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên được gắn mã truy xuất nguồn gốc và được hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Từ sản xuất

Ngay từ khi lên Thái Nguyên nhận nhiệm vụ vào giữa năm 2020, bà Nguyễn Thanh Hải (Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên) đã mong muốn đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, tạo tiền đề đến năm 2030 thuộc nhóm 10 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Nghị quyết 01 (12/2020) là Nghị quyết đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong nhiệm kỳ này. Nghị quyết đã tác động tích cực đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó ngành nông nghiệp được ghi nhận với những thay đổi rõ rệt, tích cực.

Các ứng dụng công nghệ số đã được áp dụng ở nhiều phạm vi quản lý. Ngay sau khi Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên được ban hành, để phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của cây trồng trong chương trình một tỷ cây xanh, Thái Nguyên cũng là địa phương đi đầu trong việc thực hiện số hóa trong quản lý cây trồng. Song hành với chủ trương chuyển đổi số mạnh mẽ của Thái Nguyên, Sở Thông tin và Truyền thông được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, VNPT Thái Nguyên thực hiện triển khai số hóa trong quản lý cây trồng.

Có thể nói, đây là một sáng kiến trong ứng dụng công nghệ để trồng, quản lý, chăm sóc, theo dõi việc phát triển của cây trồng. Các cây trồng đều được gắn một mã số (QRCode). Từ mã số đó, cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin điện tử và phần mềm quản lý, chúng ta có thể biết được xuất xứ, vị trí, tình trạng phát triển của từng cây trồng trong từng thời điểm cụ thể. Việc số hóa trong quản lý như vậy cũng đảm bảo được số lượng cây trồng theo đúng mục tiêu, lộ trình đã đặt ra.

Đồng hành với ngành nông nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên triển khai dự án phát triển mở rộng ứng dụng công nghệ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Ban chủ nhiệm dự án đã vận hành và kết nối đồng bộ hệ thống 10 trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để theo dõi, hoàn thiện mô hình cảnh báo rầy lưng xanh và bọ cánh tơ trên cây chè. Xây dựng bản tin dự báo thời tiết tự động 24h hằng ngày truyền tải tới lãnh đạo cơ quan quản lý và người dân thông qua 2 mạng viễn thông Vinaphone và MobiFone. Các thông số quan trắc theo thời gian thực và bản tin dự báo thời tiết cho tiểu vùng với độ chính xác cao, là cơ sở vững chắc cho các ứng dụng tương quan nhiều với điều kiện thời tiết.

Để cảnh báo nguy cơ cháy rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lắp đặt và đưa vào sử dụng ổn định 10 biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng tự động với các tính năng cảm ứng nhiệt, tự xác định ẩm độ, nhiệt độ; dự báo các cấp độ cháy rừng, sử dụng chip điện tử tích hợp trên điện thoại thông minh; trả kết quả dự báo cấp cháy rừng về điện thoại của cán bộ kiểm lâm.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp hiện đang phát triển hệ thống thông tin cảnh báo sớm thiên tai tích hợp thông số tại các trạm đo mưa tự động và hệ thống camera trực tuyến giám sát mực nước tại các điểm xung yếu phục vụ quản lý một số hồ, đập thủy lợi, đê bao, lưu vực sông trên địa bàn tỉnh… Đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã lắp đặt 10 trạm đo mưa tự động do Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai tài trợ tỉnh Thái Nguyên; lắp đặt camera theo dõi giám sát mực nước tại 10 hồ chứa nước lớn, có dung tích thiết kế trên 1 triệu m3 nước.

Trong lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ và sử dụng hiệu quả Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến.

Ông Phạm Văn Sỹ (Giám đốc Sở NN- PTNT Thái Nguyên) cho biết, tác động của chuyển đổi số đã hình thành nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến. Những mô hình góp phần thay đổi phương thức sản xuất theo hướng tích cực, chủ yếu là ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới tiết kiệm, nhà màng, nhà lưới có hệ thống điều khiển bán tự động, hệ thống dây chuyền đóng gói hút chân không, tôn sao bằng nhiên liệu gas, kho bảo quản lạnh… Từ đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đến tiêu thụ

Bà Nguyễn Thị Ngà (Chủ tịch Hội chè Thái Nguyên) cho biết,  Hội chè tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ số để quản lý sản xuất, truy xuất nguồn gốc, thương mại các sản phẩm chè Thái Nguyên”. Với công nghệ được áp dụng trong việc truy nguyên nguồn gốc sẽ góp phần minh bạch thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi, từ đó gây dựng và tạo niềm tin với người tiêu dùng, nâng cao vai trò quản lý thương hiệu chè Thái Nguyên.

Tạo niềm tin cho người tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu bền vững, website Chè tích hợp truy xuất nguồn gốc tại địa chỉ httpsthainguyentea.gov.vn đi vào hoạt động từ năm 2018. Đến nay, ở các vùng chè trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên đã có trên 50 đơn vị, doanh nghiệp tham gia hệ thống với hơn 1.000 sản phẩm bán trực tuyến, thanh toán theo hình thức COD và được hỗ trợ cấp mã QR code miễn phí cho các sản phẩm. Tổng hợp, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ hàng trăm ngàn tem truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR Code cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản trên địa bàn tỉnh.

che1.png

Trạm quan trắc thông minh giúp người trồng chè có nhiều thông tin trong sản xuất chè VietGap. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Đỗ Xuân Hòa (Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thái Nguyên) cho biết, nông nghiệp là một trong những ưu tiên trong Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025. Các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử như hỗ trợ trên website, đăng ký tên miền, đào tạo kỹ năng số cho các hộ sản xuất nông sản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đặc biệt là hỗ trợ 100% các sản phẩm OCOP lên sàn. Thái Nguyên hiện có  gần 100.000 hộ sản xuất nông nghiệp được sàn giao dịch Postmart và Vỏ Sò đào tạo hướng dẫn, hỗ trợ 55.000 hộ lên sàn mở gian hàng với khoảng 1.500 sản phẩm. Thông qua đó, người dân đã học được các kỹ năng số, được đào tạo, hình thành thói quen mới, kinh doanh trên sàn, trên không gian số.

Ông Dương Văn Lượng (Phó Chủ tịch UBND tỉnhThái Nguyên) cho biết, mục tiêu chính của chương trình chuyển đổi số trong nông nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2025 là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; quản trị và quản lý nông nghiệp dựa trên công nghệ số, xây dựng hệ thống dữ liệu ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi. 

Đồng thời, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát nguồn gốc nông sản, chuỗi cung ứng sản phẩm, phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh, các sản phẩm OCOP. Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, Thái Nguyên tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc chuyển đổi số trong cải cách hành chính, xây dựng phần mềm dùng chung để phục vụ quản lý dữ liệu ngành, ứng dụng công nghệ số trong chỉ đạo sản xuất, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý và thương mại điện tử. 

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.

Chuyện làm nước mắm truyền thống kiểu... không xưa cũ của ông chủ 584 Nha Trang

Từ lúc mở đầu đến khi kết thúc câu chuyện, người đàn ông đã có 34 năm gắn bó với 584 Nha Trang vẫn hào hứng vô cùng khi nói về nghiệp làm nước mắm.