Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Khác biệt trong sự khác biệt
Vừa đưa du khách lên những bậc thang của khu vực sảnh cà phê, ông Trần Huy Đường (chủ cơ sở du lịch canh nông Green Box trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) chỉ tay về khu nhà kính trên cao và nói: "Bây giờ chúng ta đến với khu vườn dâu tây, cà chua cherry, phúc bồn tử... Toàn bộ được sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm nên mọi người có thể hái và thưởng thức tại chỗ".

p6.png

Ông Trần Huy Đường xây dựng mô hình du lịch canh nông với các loại cây trồng đặc trưng của xứ sở sương mù và thực hiện các dịch vụ để khách du lịch có sự trải nghiệm ý nghĩa. Ảnh: Minh Hậu.

Khu du lịch canh nông Green Box được ông Trần Huy Đường xây dựng từ 6 năm trước với tổng diện tích khoảng 0,5ha. Khu vực này được ông phân chia, dùng 1/4 diện tích làm cơ sở hạ tầng quán cà phê, đặt bàn ghế để làm điểm đón du khách, phần còn lại nằm ở vị trí cao hơn và ông lắp đặt hệ thống nhà kính, nhà dàn để trồng các loại cây rau, hoa cho khách trải nghiệm.

Vừa hái quả cà chua chery đỏ mọng mời khách, vị chủ khu du lịch canh nông Green Box vừa thổ lộ: "Trước đây tôi làm Giám đốc Công ty LangBiang Farm, công ty chuyên sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt. Khi gần đến tuổi hưu trí thì bắt tay vào xây dựng mô hình du lịch canh nông để thỏa ước nguyện. Green Box có quy mô không lớn nhưng tôi xác định đây phải là điểm nhấn, phải mang lại giá trị riêng biệt, tạo ấn tượng nên đã dốc hết tâm huyết thực hiện".

Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, ông Đường lên kế hoạch sản xuất các loại nông sản mang tính đặc trưng của xứ sở sương mù. Các loại nông sản như dâu tây, cà chua cherry, phúc bồn tử, bí ngô khổng lồ, rau thủy canh… được ông lên kế hoạch sản xuất một cách chi tiết, khoa học. Những nông sản không đủ không gian trồng thì ông liên kết, liên doanh với người địa phương để làm. Việc sản xuất cũng phải theo tiêu chí đảm bảo về chất lượng cao nhất, mẫu mã và đặc biệt phải có giá trị về sự khác biệt.

p4.png

Du khách tham quan và thu hoạch dâu tây tại khu du lịch canh nông Green Box. Ảnh: Minh Hậu.

Ông chủ của Green Box thổ lộ rằng, Đà Lạt như khu vườn với trăm hoa đua nở. Nếu không làm ra sự khác biệt, không có sự đầu tư để phát huy thế mạnh riêng thì rất khó để thành công.

"Tôi nghĩ ông trời cho mỗi người một thế mạnh riêng, lợi thế riêng và quan trọng nhất vẫn là ở chỗ phải biết thế mạnh để đầu tư. Có những người làm du lịch canh nông chỉ bằng cách cho vịt massage chân, lại có người kinh doanh bằng cách cho du khách cưỡi trâu để tắm… Vậy nên mình cũng phải suy nghĩ và phát huy theo hướng thiết thực, phải có yếu tố lạ, hấp dẫn du khách. Có làm như thế thì mới thu được tiền", ông Đường thổ lộ và chia sẻ thêm, tại Đà Lạt, các mô hình trồng dâu, trồng bí ngô khổng lồ để đón du khách khá phổ biến. Do vậy ông đã đi theo con đường sản xuất ra sản phẩm có yếu tố "đặc biệt" và kết hợp hình thức kinh doanh riêng biệt để phá bỏ lối mòn, tránh nhàm chán cho du khách.

Triết lí của ông là không chặn cửa thu tiền du khách, không bán vé vào cổng như những nơi khác mà thay vào đó, Green Box mở cửa để khách tự do ra vào, trải nghiệm. Khi đến vườn, khách vẫn có thể hái vài trái chín để ăn thử và có thể sử dụng hoặc không sử dụng đồ uống, có thể mua hoặc từ chối mua sản phẩm theo sở thích.

Chủ cơ sở du lịch canh nông thổ lộ: "Đối với sản phẩm bí ngô khổng lồ, nhiều nơi bắt khách trả khoản phí 10.000 đồng/lần chụp ảnh lưu niệm còn Green Box thì miễn phí hoàn toàn. Tôi cho khách check-in, ôm, sờ, chụp ảnh thoải mái. Thay vào đó là tôi bán hạt bí giống cho những du khách có nhu cầu. Việc bán hạt giống bí ngô khổng lồ cho du khách vừa mang lại nguồn doanh thu lại vừa giúp du khách có hạt mang về trồng để trải nghiệm với loại nông sản này".

p3.png

Một kg dâu tây tại khu du lịch canh nông có giá 400.000 đồng. Ảnh: Minh Hậu.

Cũng theo ông Đường, mô hình sản xuất bí ngô khổng lồ được nhiều nhà vườn áp dụng để hút du khách. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt với phần còn lại, năm 2019, gia đình ông đã sản xuất được quả bí nặng 126kg và đã đăng ký Kỉ lục Việt Nam. Sản phẩm này sau đó được xác lập kỉ lục và chính điều này đã góp phần kéo du khách đến với khu vườn. "Đó là khác biệt trong một sự khác biệt. Mình dùng những thứ khác biệt đó để đi vào thực chất vấn đề là thu hút du khách, tạo điểm nhấn cho mô hình du lịch canh nông của mình", ông Trần Huy Đường thổ lộ.

Bán niềm vui cho du khách
Trong suốt thời gian 6 năm thực hiện mô hình du lịch canh nông, gia đình ông Trần Huy Đường đã đón hàng trăm nghìn lượt du khách gần xa đến tham quan. Khu vườn nhỏ không những thu hút khách trong nước mà đón cả khách quốc tế.

Vừa bước cạnh dàn rau thủy canh xanh ngát, chủ cơ cở du lịch vừa thổ lộ: "Mới hôm qua thôi, gia đình đón gần trăm khách của một trường đại học tại Hà Nội vào tham quan. Trong nhóm khách có cán bộ giảng viên, có sinh viên và ngoài việc trải nghiệm thực tế, họ cũng yêu cầu tôi chia sẻ kinh nghiệm về cách làm nông nghiệp ở Đà Lạt".

p2.png

Du khách khi đến khu du lịch canh nông được trải nghiệm công việc trồng cây, thu hoạch cùng các công nhân. Ảnh: Minh Hậu. 

Theo chủ cơ sở du lịch canh nông, ông xác định khu vườn là nơi cho khách trải nghiệm, là nơi mang lại niềm vui cho người ghé thăm và cũng chính là nơi để tạo ra nguồn doanh thu. Các sản phẩm bao gồm dịch vụ ăn điểm tâm, thức uống (cà phê, trà, nước ép…) và bán sản phẩm tươi. Tất cả đều được triển khai một cách quy củ và tận tâm. Chủ Green Box cho hay, để dành được sự ưu ái của khách hàng, cơ sở thực hiện việc sản xuất, bán sản phẩm chất lượng, đặc biệt phải minh bạch và cùng hướng đến mục tiêu "khách và chủ đều vui".

Ông Trần Huy Đường thổ lộ rằng, việc bán sản phẩm cho du khách tại khu du lịch canh nông giống như một hình thức xuất khẩu nông sản tại chỗ. Tại đây, chủ vườn làm ra trái cây và khách được ăn thử, mua để sử dụng hoặc mang về. Giá trị của sản phẩm vì thế cũng được nâng cao lên gấp nhiều lần so với giá bán ở chợ.

Theo ông Đường, tâm lý chung của du khách là trải nghiệm và sẵn sàng chi tiền để mua những sản phẩm chất lượng. Do vậy, khách đến tham quan và họ sẵn lòng vào vườn hái dâu tây rồi mua với giá 400.000 đồng/kg. Giá này dù đắt gấp 3 - 4 lần so với giá ở chợ nhưng du khách vẫn vui, vẫn cảm thấy ý nghĩa.

p1.png

Khách tham quan khu vực trồng rau thủy canh. Ảnh: Minh Hậu.

Thực hiện một địa điểm du lịch canh nông ở Đà Lạt nhưng gia đình ông Trần Huy Đường không thực hiện các biện pháp chèo kéo khách, không đưa khách về theo hình thức chi % cho các tài xế taxi hay tour du lịch.

"Tôi quan niệm làm là để khách ấn tượng, khách mến và quay trở lại. Nếu hôm nay nhờ tài xế taxi mà đón được khách thì dù có đầu tư thế nào chăng nữa cũng không bền vững", ông Đường nói và chia sẻ thêm, hiện nay, gia đình đang liên kết với các hộ dân để phát triển thêm các loại nông sản phục vụ mô hình du lịch canh nông. Các liên kết này sẽ vừa góp phần đưa Green Box đa dạng hóa sản phẩm vừa góp phần tạo nguồn thu nhập cho người dân vừa góp phần mở rộng thị trường.

Hiện nay cơ sở du lịch canh nông Green Box của gia đình ông Trần Huy Đường thực hiện các mô hình sản xuất dâu tây, cà chua cherry, bí ngô khổng lồ, phúc bồn tử, rau thủy canh… theo hướng hữu cơ. Cây được trồng trong hệ thống nhà kính hiện đại và được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm bằng các biện pháp vật lý. Tại đây, các loại côn trùng, sâu hại được diệt trừ bằng phương pháp sử dụng bẫy keo, đèn. Các loại nấm và bệnh hại cây trồng được xử lý theo phương pháp chiếu đèn hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học.

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.

Chuyện làm nước mắm truyền thống kiểu... không xưa cũ của ông chủ 584 Nha Trang

Từ lúc mở đầu đến khi kết thúc câu chuyện, người đàn ông đã có 34 năm gắn bó với 584 Nha Trang vẫn hào hứng vô cùng khi nói về nghiệp làm nước mắm.