Cua đinh dễ nuôi, cho thu nhập khá ổn định

Cua đinh là loài hoang dã dễ nuôi, ít bệnh nên việc chăm sóc rất nhàn rỗi, không tốn nhiều thời gian. Nguồn thức ăn chính của cua đinh là cá tươi được xay nhuyễn.

watermark_anh-1-0738_20220105_730-004459.jpeg

Ông Nguyễn Văn Thanh bên con cua đinh bố mẹ nặng gần 10kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với bản tính cần cù chịu khó, không ngại vất vả, ông Nguyễn Văn Thanh ở khu vực Thạnh Thắng, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã thành công với mô hình nuôi cua đinh (hay còn gọi là ba ba Nam Bộ) thương phẩm và sinh sản trong bể xi măng. Từ đó đã giúp cho gia đình ông có nguồn thu nhập khá tốt nhờ loại vật nuôi này trong 5 năm qua.

Ông Thanh cho biết: Lúc mới bắt đầu nuôi, gia đình chỉ xây 2 bể xi măng nhỏ để mua con giống về nuôi cua đinh thịt. Do chưa rành về kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện về nguồn nước, thức ăn nên số con giống này chết hết. Dù vậy, ông không nản chí mà quyết tâm tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua bạn bè cũng như đi thực tế tham quan từng mô hình hay lên mạng internet học hỏi thêm cách nuôi cua đinh sao chohiệu quả… Cuối cùng, ông Thanh bỏ hơn 20 triệu đồng đầu tư mua con giống để nuôi cua đinh trở lại và thành công đến ngày hôm nay.

Ngoài nuôi cua đinh thương phẩm, ông Thanh đã cho cua đinh sinh sản thành công để tự chủ nguồn con giống phục vụ nuôi cua đinh thương phẩm tại gia đình và dần dần có dư con giống bán ra thị trường các tỉnh ĐBSCL.

watermark_anh-2-0738_20220105_561-004501.jpeg

Xây chuồng cho cua đinh sinh sản. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện mỗi năm, ông Thanh có thể cung cấp ra thị trường khoảng 300 - 400 con cua đinh thịt (con từ 2 - 5kg/con) và khoảng 1.000 con cua đinh giống. Với giá bán cua đinh thương phẩm ở mức 400.000 - 500.000 đồng/kg và cua đinh giống ở mức 350.000 đồng/con (khoảng 1 tuần tuổi), gia đình ông có nguồn thu nhập khá cao từ loại vật nuôi này.

Ông Thanh chia sẻ: Cua đinh là loài hoang dã dễ nuôi, ít bệnh nên việc chăm sóc rất nhàn rỗi, không tốn nhiều thời gian. Nguồn thức ăn chính của cua đinh là các loại cá tươi được xay nhuyễn cộng với một ít thức ăn công nghiệp giúp vật nuôi lớn nhanh. Bình quân cứ 5 - 7 ngày cho tiến hành thay nước trong bể nuôi 1 lần để giúp hạn chế dịch bệnh và có có môi trường nước tốt, giúp cua đinh mau lớn.

Đối với vật nuôi này, trong vòng 14 - 15 tháng có thể đạt 1 - 1,2 kg/con, đặc biệt cua đinh càng nuôi càng lớn. Cua đinh nuôi lâu năm có thể đạt trọng lượng tối đa lên tới 40 - 60 kg/con

Về đặc điểm, cua đinh là loài bò sát thuộc họ rùa sống chủ yếu tại các vùng sông nước ở Nam bộ và có hình dáng khá giống con ba ba nên còn gọi là ba ba Nam Bộ. Về bề ngoài, cua đinh và ba ba có sự khác biệt cơ bản trên mai và phần đầu. Ðặc biệt, trên vành mai của cua đinh có các đầu nhọn nhô ra như đầu đinh. Còn phần đầu của cua đinh có bông vàng, bề mặt của mai cũng xù xì hơn, không được nhẵn mịn như ba ba và khối lượng cũng lớn hơn ba ba.

watermark_anh-3-0738_20220105_295-004502.jpeg

Thường cua đinh đẻ trứng một cách tự nhiên từ tháng 12 đến tháng 7 (âm lịch) hằng năm và mỗi con có thể đẻ từ 9 - 17 trứng/lần. Một năm cua đinh có thể đẻ 2 - 3 lần. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thông thường, cua đinh nuôi trên 2 năm có thể cho sinh sản, trứng của cua đinh cũng lớn hơn rất nhiều so với trứng ba ba. Cua đinh có thời gian từ lúc ấp trứng đến khi nở kéo dài đến khoảng 90 ngày, còn ba ba chỉ mất khoảng 45 ngày. Tuy nhiên, nhờ có khối lượng lớn và giá bán cao nên khi nuôi thành công, cua đinh có thể cho lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi ba ba, nhất là khi người nuôi tự sản xuất được con giống.

Ðể cho cua đinh đẻ trứng và ấp nở con thành công, ông Thanh học hỏi kinh nghiệm tại rất nhiều nơi. Qua đó, biết cách phân biệt con đực và con cái, cách bố trí, xây dựng chuồng trại cho cua đinh sinh sản. Theo ông Thanh, chuồng nuôi cua đinh sinh sản cần thiết kế nơi có đất cát và cao ráo để cua đinh tựng làm ổ đẻ trứng, sau đó lấy trứng đem ấp giúp tỷ lệ nở con đạt trên 95%. Còn để theo tự nhiên, trứng cua đinh chỉ đạt tỷ lệ nở con khoảng 50 - 60%

Thường cua đinh đẻ trứng một cách tự nhiên từ tháng 12 đến tháng 7 (âm lịch) hằng năm và mỗi con có thể đẻ từ 9 - 17 trứng/lần. Một năm cua đinh có thể đẻ 2 - 3 lần.

watermark_anh-4-0739_20220105_887-004503.jpeg

Hiện giá bán cua đinh thương phẩm từ 400.000 - 500.000 đồng/kg và cua đinh giống ở mức 350.000 đồng/con (khoảng 1 tuần tuổi). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện gia đình ông Thanh có khoảng 25 bể xi măng, bình quân mỗi bể rộng 2,5m2 phục vụ nuôi cua đinh, với 200 con cua đinh bố mẹ và khoảng 300 - 400 con cua đinh có thể làm con giống hậu bị sau này. Dự kiến, tới đây ông sẽ xây thêm 20 - 25 bể nuôi để mở rộng quy mô.

Ông Nguyễn Thanh Hừng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Cần Thơ (Sở NN-PTNT TP Cần Thơ) cho biết: Thời gian qua, do thịt cua đinh luôn có giá bán ở mức cao nên nông dân tại nhiều địa phương ở vùng ÐBSCL đã chú ý phát triển nuôi con cua đinh đáp ứng nhu cầu thị trường và có điều kiện nâng cao thu nhập.

Đây là loài dễ nuôi, ít bệnh, sức sống tốt. Thịt cua đinh có giá trị dinh dưỡng rất cao và có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon nên con cua đinh có giá bán khá cao và có đầu ra ổn định, được thị trường ưa chuộng.

Theo ông Hừng, tuy đầu tư ban đầu cho nghề nuôi cua đinh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nhưng khi đã nuôi thành công, nông dân sẽ mau có lãi hơn so với nuôi ba ba hay các vật nuôi khác.

Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Thanh ở phường Phú Thứ, quận Cái Răng (TP Cần Thơ) vừa nuôi cua đinh thịt và cho sinh sản rất thành công đã có nguồn thu nhập khá ổn định. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Thành phố cũng đẩy mạnh khuyến khích nông dân phát triển vật nuôi này nhiều hơn nữa.

 

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.