Đặc sản nếp vải Ôn Lương
Xã Ôn Lương, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) là quê hương của giống nếp vải bản địa, có hương vị thơm ngon không thua kém bất kỳ loại gạo nếp đặc sản nào.
Giống lúa nếp vải đã có từ lâu đời, rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của huyện Phú Lương, Thái Nguyên. Đặc biệt vùng đất xã Ôn Lương, chất lượng gạo nếp nơi đây khác hẳn với địa phương khác trong huyện về độ thơm và dẻo. Mỗi năm, bà con chỉ trồng 1 vụ lúa nếp vải vào tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 âm lịch.
GS.TS Phạm Tiến Dũng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (ngoài cùng bên trái) đánh giá chất lượng nếp vải Ôn Lương ngon không thua kém bất kỳ loại gạo nếp đặc sản nào hiện nay. Ảnh: Toán Nguyễn.
Lúa nếp Vải được trồng ở hầu khắp các xã trong toàn huyện Phú Lương, nhưng tập trung phần lớn ở xã Ôn Lương, với diện tích khoảng 70 ha, trong đó có 15 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Cây nếp vải ở đây có đặc tính cứng cây nên không bị đổ, kháng bệnh tốt, ít phải phun thuốc bảo vệ thực vật.
Bà Ma Thị Thúy Lan, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Ôn Lương thông tin: Năng suất nếp vải tại địa phương đạt 50 tạ/ha (so với lúa tẻ thường là 55 tạ/ha), nhưng giá trị sản phẩm cao gấp từ 2,5 - 3 lần, đạt trung bình hơn 32.000 đ/kg. Thấy có giá trị cao, nên bà con trong xã ngày càng trồng nhiều hơn trước, dự kiến trong năm 2022 sẽ tăng lên 100 ha, duy trì diện tích đứng đầu trong toàn huyện Phú Lương.
Để phát triển và đưa thương hiệu gạo nếp vải của huyện Phú Lương vươn xa trên thị trường, tháng 9/2020, tại xã Ôn Lương, HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương được ra đời thúc đẩy sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, chế biến lúa nếp vải...
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương kiểm tra sự phát triển của gạo nếp vải Ôn Lương. Ảnh: Toán Nguyễn.
Từ sau khi thành lập HTX đến nay, thương hiệu gạo nếp vải Ôn Lương ngày càng được nhiều người biết đến và đón nhận, mức tiêu thụ lớn, với giá cả ổn định. Thậm chí, nhiều người còn mua gạo nếp Vải Ôn Lương mang khắp cả nước và ra cả nước ngoài để biếu, tặng.
HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương cũng bao tiêu đầu ra sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng với số lượng lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2020, HTX đã hỗ trợ tiêu thụ giúp bà con trong vùng khoảng 360 tấn nếp tươi với giá dao động từ 9.000 – 9.500 đồng/kg.
Để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương đã cử thành viên tham gia trưng bày ở các hội chợ trong tỉnh và các tỉnh bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hiện nay, HTX đóng từng gói nhỏ 1kg, 2,5kg, 5kg hoặc 10kg tùy loại. Ngoài ra, HTX cũng đã đầu tư máy hút chân không, máy dập túi, hộp đựng và tem dán truy xuất nguồn gốc.
Sản phẩm gạo nếp vải Ôn Lương được đóng gói bán ra thị trường. Ảnh: Minh Đỗ.
HTX Nông sản nếp vải Ôn Lương không chỉ dừng ở việc cung cấp các sản phẩm gạo nếp vải ra thị trường mà đã tiến tới chế biến các món ăn khác nhau với nguyên liệu từ gạo nếp vải như: Xôi ngũ sắc, các loại bánh gồm bánh dầy ngũ sắc, bánh rợm, bánh ngải, bánh chưng, bánh gai... Đặc biệt, HTX đã chế biến ra một số sản phẩm rất hấp dẫn du khách, có thời gian bảo quản và sử dụng được lâu đó là cốm và cơm cháy.
Để nâng cao giá trị và ổn định sản xuất gạo nếp vải, Phòng NN-PTNT huyện Phú Lương đã phối hợp với một số đơn vị chuyên môn và bà con nông dân tiến hành chọn lọc, phục tráng nhằm duy trì những đặc điểm nguyên bản của giống lúa nếp vải để làm giống. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật kỹ thuật chăm sóc lúa nếp vải, cách xử lý hạt giống, gieo mạ, cấy và bón phân…
Huyện Phú Lương cũng có định hướng tuyên truyền, vận động bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương để nâng cao giá trị của sản phẩm.
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận