Đắk Lắk: Nuôi thành công loài ốc đặc sản

Trước khi nuôi ốc nhồi-một loài ốc đặc sản, anh Huỳnh Ngọc Hội (SN 1989, ở thôn 10, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) nuôi cua đồng nhưng đầu tư tốn kém trong khi đầu ra không ổn định, giá cả lại thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.

Qua tìm hiểu, nhận thấy ốc nhồi có giá trị dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán ốc nhồi lại khá cao nên anh Hội quyết định chuyển sang nuôi ốc nhồi. 

Anh đến các tỉnh miền Tây tham quan, tìm hiểu các mô hình nuôi ốc nhồi, nghiên cứu thêm trên Internet để học hỏi kỹ thuật nuôi ốc nhồi.

Năm 2018, anh mua khoảng 20.000 con ốc giống về nuôi trên diện tích mặt nước 350 m2 mà trước đây anh sử dụng nuôi cua. 

Tuy nhiên, do lần đầu nuôi ốc, chưa có kinh nghiệm nên ốc nhồi bị bệnh chết nhiều. Sau mỗi lần thất bại, anh Hội lại rút ra những kinh nghiệm quý về nuôi ốc.

kiemtraoc20211020062245-1635508771837-16355087796961704707599.png

Anh Hội, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra ao nuôi ốc nhồi của gia đình.

Sau hơn 3 năm nuôi ốc nhồi, đến nay anh Hội đã mở rộng diện tích nuôi ốc lên 1.500 m2 và đang dự kiến mở rộng thêm diện tích nuôi. Hiện trong ao nuôi của gia đình anh lúc nào cũng có khoảng 1 tấn ốc nhồi thương phẩm; 30 - 40 vạn ốc nhồi giống.

Mỗi tháng gia đình anh Hội cung cấp ra thị trường 10 vạn ốc nhồi giống với giá 300 đồng/con. Cứ 4 tháng anh lại bán ra thị trường 1 tấn ốc nhồi thương phẩm, với giá 60.000 – 70.000 đồng/kg; trứng ốc nhồi có giá bán dao động khoảng 1 triệu đồng/kg.

Ngoài bán trong tỉnh Đắk Lắk, anh Hội còn gửi ốc bán đến các tỉnh khác như: Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Nông, Phú Yên, TP. Hồ Chí Minh… Sau khi trừ chi phí anh Hội lãi trên 150 triệu đồng mỗi năm từ mô hình nuôi ốc nhồi.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi ốc nhồi hiệu quả, anh Hội cho biết: “Nuôi ốc nhồi đòi hỏi lượng nước nuôi ốc bảo đảm vừa đủ. Hằng tháng phải thay nước cho ao nuôi ốc nhồi, làm sạch bèo, dùng chế phẩm sinh học xử lý đáy ao.

Người nuôi ốc nhồi cần chú ý không để thừa thức ăn làm ô nhiễm môi trường sống của ốc… Ốc con, ốc bố mẹ ăn các loại thực vật thân mềm, bầu bí, mướp, lá môn, lá sắn. Mỗi ngày cho ốc nhồi ăn một lần, tránh tình trạng để dư hoặc thiếu thức ăn. 

 Thức ăn xanh đối với ốc bố mẹ để nguyên cả cây, lá, không băm nhỏ vì ốc có tập tính bám, thường bám dưới mặt lá để ăn. Ốc nhồi nuôi tầm 6 tháng là sinh sản, sau đó gom trứng cho vào thùng xốp tự ấp 15 ngày là nở, 15 ngày sau có thể bán giống cho khách”.

thamquan20211020062245-1635508786622-16355087870851127541680.png

Nhiều đoàn viên, thanh niên trong và ngoài huyện Buôn Đôn ( tỉnh Đắk Lắk) đến tham quan, học hỏi mô hình nuôi ốc nhồi của anh Hội.

Cũng theo anh Hội, ốc nhồi cũng có thể nuôi trong các bể bằng xi măng, bể bằng bạt nhưng với những loại bể này người nuôi cần bổ sung thêm các chất canxi, khoáng và trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc. 

Ngoài ra, phía trên ao nuôi ốc nhồi cần che bằng lưới đen nhằm hạn chế ánh sáng trực tiếp xuống ao nuôi.

Nhận thấy hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi, gần 20 thanh niên, nông dân trên địa bàn huyện Buôn Đôn mua giống và học hỏi nuôi kinh nghiệm nuôi ốc nhồi của anh Hội.

Hiện nay, nuôi ốc nhồi đang là hướng phát triển kinh tế mới được thanh niên tại huyện Buôn Đôn quan tâm bởi chi phí thấp, dễ nuôi, không tốn nhiều công lao động nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao.

Anh Nguyễn Quang Trung, Bí thư Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Buôn Đôn cho biết, trong năm 2021, Hội LHTN Việt Nam huyện đã cho hội viên vay 3 suất vốn khởi nghiệp với tổng số tiền 30 triệu đồng để nuôi ốc nhồi.

Mới đây, Hội cũng đã liên kết các hội viên nuôi ốc nhồi để thành lập Tổ hợp tác thanh niên nuôi ốc nhồi huyện Buôn Đôn với 14 thành viên tham gia nhằm tập hợp, gắn kết thanh niên làm kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật, con giống, đầu ra cho các hộ nuôi ốc.

 

Nguồn: Theo báo Đăk Lăk

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.