Đầu tư mở rộng diện tích trồng sâm Ngọc Linh
Thời gian qua, cây sâm Ngọc Linh luôn được chính quyền, người dân tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum chú trọng bảo tồn, phát triển. Diện tích trồng loại cây dược liệu quý hiếm này ngày càng mở rộng; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Công nhân Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum bọc hạt sâm để giữ gìn, phát triển nguồn giống.
Tuy nhiên, công tác bảo tồn nguồn gen, chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục tháo gỡ…
Sâm Ngọc Linh (sâm Việt Nam) tại vùng núi Ngọc Linh thuộc huyện Nam Trà My (Quảng Nam) và hai huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Do vậy, việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành nhiệm vụ rất quan trọng đối với chính quyền và người dân ở các vùng sâm nêu trên.
Thu hút người trồng sâm
Sau khi Đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 được Chính phủ thông qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế chính sách bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh. Đáng chú ý, đầu năm 2018, UBND tỉnh có chủ trương cho thuê môi trường rừng để trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ và kinh doanh du lịch sinh thái. Thực hiện chủ trương này, số người dân và doanh nghiệp tham gia trồng sâm tại huyện Nam Trà My tăng lên đáng kể. Bước đầu đã có 30 nhóm hộ, với 467 hộ và 13 tổ chức, doanh nghiệp ký hợp đồng thuê môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh, với diện tích hơn 800 ha.
Giới thiệu về cây sâm Ngọc Linh tại phiên chợ của huyện Nam Trà My.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam Phạm Viết Tích cho biết, thời gian qua, công tác bảo tồn, phát triển, nghiên cứu và cung ứng cây giống sâm Ngọc Linh luôn được tỉnh Quảng Nam chú trọng. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam đã tổ chức gieo ươm bằng nguồn hạt thu hái tại chỗ, sản xuất được hơn 205 nghìn cây giống. Nguồn cây giống này dùng trồng mới nhằm phát triển vườn sâm gốc; đồng thời cung ứng 50.857 cây giống sâm Ngọc Linh cho người dân và doanh nghiệp tại huyện Nam Trà My.
Hiện, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam khoảng 16 nghìn ha và đã trồng được gần 10 nghìn ha. Giá trị sản phẩm cây sâm Ngọc Linh tăng lên, trong đó, nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ ba sao trở lên. Cơ sở hạ tầng vùng trồng sâm và lân cận được đầu tư nâng cấp; đời sống người trồng sâm được cải thiện đáng kể, nhiều hộ thu hàng tỷ đồng từ cây sâm Ngọc Linh.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu. Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 10 doanh nghiệp thu mua và chế biến sâm Ngọc Linh. Bước đầu, đã có nhiều sản phẩm chế biến từ cây sâm Ngọc Linh được bán ra thị trường như: Trà túi lọc sâm Ngọc Linh, nước uống sâm Ngọc Linh, mật ong sâm Ngọc Linh, rượu Diệp linh sâm, dung dịch uống sâm Ngọc Linh, viên ngậm sâm Ngọc Linh...
Tại tỉnh Kon Tum, từ năm 2004, tỉnh đã xây dựng dự án bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh có sự tham gia của cộng đồng. Từ đó, cây sâm Ngọc Linh dần được bảo tồn, thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng và ngày càng phát triển. Đến nay, tỉnh Kon Tum có hơn 1.165 hộ gia đình, 30 nhóm hộ, tổ liên kết sản xuất và tám doanh nghiệp sản xuất trồng sâm Ngọc Linh; có tổng diện tích hơn 907 ha, với khoảng hơn 21,5 triệu cây. Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên lâm nghiệp Đăk Tô Nguyễn Thành Chung cho biết, để bảo tồn nguồn giống sâm Ngọc Linh, tránh bị lai tạp, công ty trồng sâm trong những khu riêng biệt để lấy hạt, từ đó nhân giống sâm Ngọc Linh.
Ông Trần Hoàn, Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum chia sẻ, hơn 20 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, công ty chưa bán bất cứ hạt giống, cây giống nào ra thị trường mà dành để cung ứng cho người dân ở địa phương. Công ty hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây sâm Ngọc Linh và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người trồng. Hiện nay, tại tỉnh Kon Tum đã hình thành chuỗi liên kết từ trồng, thu hoạch, chế biến và phân phối sản phẩm đối với sâm Ngọc Linh. Các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước như: Rượu sâm Ngọc Linh K5, trà túi lọc sâm Ngọc Linh K5, mật ong sâm Ngọc Linh K5, thực phẩm bổ sung nước tăng lực Night Wolf, nước uống dưỡng da sâm Ngọc Linh Collagen NoLiKo...
Để sâm Ngọc Linh thành sản phẩm quốc gia
Công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc. Tình trạng mua bán sâm giả, kém chất lượng làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu sâm Ngọc Linh. Mặt khác, nguồn cung ứng giống sâm Ngọc Linh để mở rộng diện tích vẫn thiếu; chi phí đầu tư cho sản xuất sâm Ngọc Linh rất lớn (khoảng 8-12 tỷ đồng/ha), do vậy việc đầu tư của các hộ gia đình, các doanh nghiệp để trồng sâm còn hạn chế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa công nhận là cây trồng chính khiến cho công tác quản lý cây giống sâm Ngọc Linh gặp nhiều khó khăn. Việc cấp mã số chứng nhận cơ sở nuôi trồng sâm Ngọc Linh vẫn còn nhiều bất cập do không chứng minh được nguồn giống hợp pháp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, Hồ Quang Bửu cho biết, để phát huy hiệu quả công tác bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, sắp tới, tỉnh tập trung triển khai quy hoạch chi tiết vùng trồng sâm Ngọc Linh; tiếp tục xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp có tiềm năng, kinh nghiệm trồng và chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh. Qua đó, vừa bảo tồn giống sâm gốc, nâng cao giá trị cây sâm Ngọc Linh, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. UBND tỉnh đã giao UBND huyện Nam Trà My phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân bảo đảm theo đúng quy định; kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh sâm Ngọc Linh giả.
Tỉnh Quảng Nam sẽ tăng cường thúc đẩy nghiên cứu đánh giá tính phù hợp, hiệu quả cây sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô và di thực sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh để tiến đến thu hút doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất cây giống, tạo nguồn giống đa dạng, đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum Nguyễn Hoài Tâm cho biết, chủ trương của tỉnh Kon Tum là phát triển sâm Ngọc Linh theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm của tỉnh. Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh gắn với chế biến; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển về diện tích và sản lượng, sớm đưa sâm Ngọc Linh trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực quốc gia, có vị thế hàng đầu trong nước và hướng tới khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, sẽ có khoảng 10 nghìn ha, với 100 triệu cây sâm Ngọc Linh.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm Ngọc Linh chưa có một kế hoạch tổng thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy, các bộ, ngành liên quan cần sớm xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển sâm Ngọc Linh giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2045.
Nguồn: Theo báo Nhân dân
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận