Đồng Nai: Bỏ cá đồng nuôi “tôm leo núi”
Với 3ha nuôi tôm càng xanh, anh nông dân Nguyễn Tấn Tài (xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) có tiền lãi nửa tỷ đồng/năm.
Không ai ngờ, xã Trà Cổ - một địa phương với đồi núi chạy dài và chi chít những dãy đá ong lại ở huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) có thể nuôi tôm càng xanh nức tiếng.
Anh Nguyễn Tấn Tài (xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) chuẩn bị thức ăn để cho tôm càng xanh ăn. Ảnh: Trần Đáng.
Nuôi tôm càng xanh trên núi
Theo anh Tài, do được nuôi bằng nguồn nước sạch từ các khe núi tuôn ra, nên thịt tôm càng xanh ở Trà Cổ rất thơm ngon.
"Ở đây sẵn có nguồn nước tốt. Chỉ cần trước khi thả giống tôm càng xanh, nông dân phải xử lý ao kỹ lưỡng. Không để trong ao có cá, tránh tình trạng cá ăn tôm giống", anh Tài chia sẻ.
Tôm càng xanh được nuôi bằng nguồn nước sạch, mát nên lớn khá nhanh. Tôm chỉ nuôi khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch bán.
"Tôm càng xanh đạt trọng lượng tầm 10 – 15 con/kg, thương lái rất mê", anh Tài chia sẻ.
Anh Tài cho biết, để tôm càng xanh có thịt béo chắc, ngon, anh dùng hạt bắp, cám trộn chung các loại cá nhỏ rồi cho vào nồi nấu chín. Khi hỗn hợp thức ăn này mềm nhừ, anh mang rải xuống ao cho tôm càng xanh ăn. "Cho ăn đơn giản vậy, nhưng tôm khỏe lắm, siêu kháng bệnh. Dân ở đây gọi là "tôm leo núi" mà. Tôm rất sạch, rất ngon", anh Tài cười vui.
Nghề nuôi tôm càng xanh đã giúp nhiều hộ dân ở Trà Cổ đổi đời. Ảnh: Trần Đáng.
Cũng theo anh Tài, từ khi chuyển sang nuôi tôm càng xanh, đời sống kinh tế của gia đình ngày càng sung túc hơn.
Cứ mỗi vụ, anh thu về hơn 6 tấn tôm càng xanh. Với giá tôm càng xanh bán từ 160.000 – 180.000 đồng/kg, mỗi năm anh có lãi nửa tỷ đồng. "Tiền lời nuôi tôm càng xanh ăn đứt nuôi cá đồng", anh Tài bộc bạch.
Nuôi tôm càng xanh chuẩn VietGAP
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Phú Nguyễn Trọng Lâm cho biết, ở xã Trà Cổ không chỉ có anh Tài làm giàu bằng nghề nuôi tôm càng xanh.
Nơi đây còn khá nhiều hộ đổi đời nhờ nghề nuôi tôm càng xanh trong những ao nuôi có nền đá ong.
Bà con nông dân xã Trà Cổ (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) đang phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh VietGAP. Ảnh: Trần Đáng.
20 năm trước, Hội Nông dân xã Trà Cổ đã đưa con tôm càng xanh lên núi. Mô hình nuôi tôm càng xanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ đã chuyển từ nuôi cá đồng sang nuôi tôm càng xanh. Đến nay, con tôm càng xanh vẫn "bám trụ" và làm giàu cho vùng đất này. Hơn chục năm trước, thấy một số nông dân đưa giống tôm càng xanh về nuôi và đạt được hiệu quả kinh tế tốt, anh Tài đã bỏ đàn cá đồng, chuyển sang nuôi tôm càng xanh.
Trước khi nuôi càng xanh, anh Tài nạo vét lại 3ha ao. Sau đó, anh lấy ống nhựa dẫn nước từ khe núi về cho đầy ao, rồi thả giống tôm càng xanh. Hiện, tại xã Trà Cổ có khoảng 50ha nuôi tôm càng xanh. Mỗi năm, xã Trà Cổ xuất bán khoảng 200 tấn tôm càng xanh ra thị trường.
Theo ông Lâm, Hội Nông dân đang vận động bà con nuôi tôm càng xanh chuyển dần sang hướng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Mấy năm trước, một số bà con nông dân tập tành nuôi tôm càng xanh VietGAP. Tuy nhiên, do giá tôm càng xanh VietGAP vẫn bán như tôm nuôi thường nên không khuyến khích nông dân phát triển mô hình.
"Ở đây, chỉ có 3 lái mua tôm càng xanh VietGAP. Họ cho giá bao nhiêu, mình bán tôm giá bấy nhiêu. Nếu không bán tôm cho họ chẳng biết bán cho ai. Vả lại, giá bán tôm VietGAP như tôm thường nên chẳng khuyến khích nông dân nuôi", anh Tài thổ lộ.
Bây giờ, việc bà con nông dân nuôi tôm càng xanh ở Trà Cổ đang rất mong muốn là ngành nông nghiệp tìm cách đưa nước về để bà con nuôi tôm 2 vụ/năm.
Những ao nuôi tôm càng xanh ở xã Trà Cổ, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Ảnh (Trần Đáng).
Theo anh Tài, do phụ thuộc nguồn nước tự nhiên, nên nông dân Trà Cổ chỉ nuôi được một vụ tôm càng xanh/năm. Tôm càng xanh ở Trà Cổ được các cơ sở kinh doanh hải sản, nhà hàng, khách sạn ở Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương…tiêu thụ.
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận