Đưa quế Lào Cai vươn tầm quốc tế
Chiếm trên 70% diện tích rừng trồng của Lào Cai, quế là cây lâm nghiệp chủ lực của tỉnh. Lào Cai đang phát triển cây quế gắn với hướng hữu cơ, chế biến sâu.
Vươn thị trường quốc tế
Quế hiện đang là cây chủ lực trong cơ cấu trồng rừng của tỉnh Lào Cai. Hằng năm, trên 70% diện tích rừng trồng của tỉnh là cây quế, với doanh thu sản phẩm gần 600 tỷ đồng/năm và là loại cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực của địa phương.
Cây quế đã có mặt tại Lào Cai từ những năm 70 của thế kỷ trước, qua những bước thăng trầm của sản phẩm quế, những năm gần đây, cây quế đã khẳng định được vị thế và đem lại hiệu quả cao cho người dân. Năm 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 11.198,5 ha quế thì đến nay, diện tích quế trên toàn tỉnh đã là 45.000 ha, bình quân tăng 5.634 ha/năm. Có đến 15/19 dân tộc tại Lào Cai tham gia trồng quế.
Quế của Lào Cai hiện đã được xuất khẩu sang 9 quốc gia và đang không ngừng vươn xa ra thị trường quốc tế. Ảnh: Lưu Hòa.
Hiện trên toàn tỉnh có 11 nhà máy chế biến và chiết xuất tinh dầu quế. Công suất thiết kế của các cơ sở chế biến dao động từ 4.000 - 36.000 tấn nguyên liệu/năm, công nghệ chiết xuất tinh dầu cơ bản đã áp dụng công nghệ chiết xuất bằng lò hơi. Khối lượng thu mua sản phẩm quế đạt 52.375 tấn. Giá bán vỏ quế hàng ống sáo từ 97 - 100 triệu đồng/tấn, hàng chẻ 55 - 60 triệu đồng/tấn, hàng kén vụ 47 - 50 triệu đồng/tấn, hàng tươi từ 24 - 27 triệu đồng/tấn. Giá cành lá từ 1,8 - 2,4 triệu đồng/tấn. Giá tinh dầu dao động từ 450 - 570 triệu đồng/tấn.
Đến nay, thị trường xuất khẩu sản phẩm quế tỉnh Lào Cai rất ổn định, đã được xuất trực tiếp sang thị trường 9 nước, gồm Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh, Qatar, Lebanon, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Đối với mặt hàng tinh dầu, đã được các công ty xuất bán ra thị trường Trung Quốc, Sirilanka, Châu Âu, Mỹ. Ngoài ra, tinh dầu quế của Lào Cai còn một phần phục vụ nhu cầu thị trường trong nước.
Nhằm từng bước sản xuất cây quế bền vững, những năm qua, ngành nông nghiệp Lào Cai đã đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng các mô hình sản xuất quế hữu cơ. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 3.503 ha quế đã được công nhận vùng quế hữu cơ.
Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến quế cũng đang có xu hương đầu tư sản xuất, chế biến quế tại Lào Cai theo hướng tạo ra chuỗi sản phẩm quế oganic.
Hiện nay, HTX Tâm Hợi (đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Sản vật nhiệt đới Việt Nam) tại Bảo Thắng (Lào Cai) là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong chế biến và xuất khẩu sản phẩm quế chất lượng cao trên thị trường. Hàng năm có thể cung cấp 3.000 tấn quế cho tất cả các mặt hàng.
Hình ảnh của HTX cũng như thương hiệu của các sản phẩm quế đã và đang chiếm được ưu thế trên thị trường. Các sản phẩm quế đa dạng như bột, quế chẻ, quế sáo thanh, quế sáo vụn, quế ép kiện… được các khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, tin dùng.
Đến nay, chỉ sau 4 năm hoạt động, cơ sở thu mua quế của HTX không ngừng mở rộng cả về quy mô sản xuất nhà xưởng, thị trường xuất khẩu với số vốn lên đến hàng chục tỷ đồng. Các sản phẩm quế chế biến với những yêu cầu và tiêu chuẩn riêng hiện đã đáp ứng yêu cầu và mở rộng thị trường xuất khẩu sang 9 nước gồm Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bangladesh, Dubai, Leban, Israel, Thổ nhĩ kỳ.
Phát triển quế hữu cơ, chế biến sâu
Với tiềm năng sẵn có, thời gian qua, Lào Cai đã ban hành các nghị quyết, quyết định, kế hoạch để không ngừng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, trong đó có cây quế như: Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 14/12/2020 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành một số quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Cải thiện chất lượng giống quế là định hướng mà Lào Cai đang chú trọng tập trung trong giai đoạn tới. Ảnh: Lưu Hòa.
Nghị quyết Số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3038/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 phê duyệt Dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025, trong đó cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và xác định phát triển cây quế gắn liền với phát triển và bảo vệ rừng để nâng cao thu nhập cho người dân…
Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN-PTNT Lào Cai, mặc dù thời gian qua, Lào Cai đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển cây quế trên địa bàn tỉnh nhưng hiện địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Trong đó, có thể kể đến chất lượng của nguồn giống quế còn chưa cao, giống có chất lượng di truyền được cải thiện ở mức độ thấp. Hệ thống rừng giống trồng chưa có, kỹ thuật sản xuất cây con chủ yếu là người dân sử dụng kiến thức bản địa, kinh nghiệm lâu năm, chưa có kỹ thuật gieo ươm chính thống.
Việc tiêu thụ sản phẩm quế (vỏ, lá) phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, chưa hình thành hiệp hội người sản xuất quế. Người dân mới trồng theo phong trào, chưa thành lập các tổ nhóm/HTX hỗ trợ nhau trong việc trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế các sản phẩm từ cây quế, dẫn đến không phát huy được sức mạnh tập thể, bị thương lái chèn ép về giá, phải bán rẻ, bán non khi thiếu tiền.
Lào Cai sẽ đẩy mạnh xây dựng rừng quế gắn với phát triển rừng bền vững, cấp chứng chỉ FSC. Ảnh: Lưu Hòa.
Các doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng quế chưa có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với người dân, để người dân hiểu và yên tâm chăm sóc diện tích quế hữu cơ theo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật... Rừng quế chưa có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), diện tích rừng đạt tiêu chuẩn quế hữu cơ còn chiếm tỷ lệ thấp...
Nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh cây quế, Lào Cai đã có những đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh quế trên địa bàn tỉnh, trong đó, mục tiêu hình thành vùng trồng quế tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với quy mô 52.000 ha vào năm 2030. Phấn đấu có ít nhất 20% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC, chứng chỉ hữu cơ vào năm 2025, đạt 35% vào năm 2030 và 70% vào năm 2050.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển chuỗi sản phẩm quế hữu cơ mang thương hiệu sản phẩm quốc gia, từng bước vươn ra thị trường thế giới và trở thành mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu chính; gắn phát triển vùng nguyên liệu quy mô tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với thu hút, kêu gọi đầu tư các cơ sở chế biến sâu có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao.
Câu quế đã giải quyết việc làm, cải thiện quan trọng đời sống người dân vùng cao Lào Cai. Ảnh: TL.
Song song đó, nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ từ khâu sản xuất giống tới khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hữu cơ, phấn đâu đến năm 2050 có trên 50% sản phẩm quế đạt chứng nhận hữu cơ và được quản lý trên hệ thống xác thực số (QRS).
Giống quế được đưa vào trồng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cây giống được sản xuất tại các vườn ươm giống đủ điều kiện tiêu chuẩn theo quy định; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch thực hiện theo tiêu chuẩn của Bộ NN-PTNT và điều kiện thực tế tại địa phương.
Về chế biến, tiêu thụ sản phẩm, giai đoạn 2021 - 2025, Lào Cai sẽ duy trì hoạt động của các cơ sở chế biến hiện có. Tập trung đầu tư xây dựng các cơ sở chiết xuất tinh dầu quế. Cụ thể, gồm 1 nhà máy chế biến sâu tinh dầu quế với công suất trên 500 tấn tinh dầu/năm; 2 nhà máy chế biến sâu vỏ quế, công suất trên 10.000 tấn. Giai đoạn 2026 - 2030, nâng công suất chế biến của các cơ sở chế biến quế trên địa bàn tỉnh.
Lào Cai cũng sẽ tập trung nghiên cứu các xu thế phát triển thị trường, nhu cầu tiêu thụ các loại sản phẩm quế sau chế biến theo hướng đi tắt đón đầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu đến các thị trường khó tính. Tìm kiếm thị trường lâm sản xuất khẩu, tập trung vào thị trương Mỹ và các nước Châu Âu.
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận