Giống gà Hồ thuần Việt quý hiếm
Làng Lạc Thổ có tên nôm là làng Chêu, nay thuộc thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Làng Lạc Thổ nằm ở phía bờ Nam của lưu vực sông Đuống nổi tiếng cả nước bởi truyền thống nhân giống, bảo tồn giống gà Hồ quý hiếm.
Làng Lạc Thổ có truyền thống văn hoá, phong tục tập quán đặc sắc, trong đó tiêu biểu là tục cúng gà Hồ trong ngày hội làng (mùng 10 tháng 2 Âm lịch).
Gà Hồ hay còn gọi là gà "tiến vua". Đây là một sản vật chỉ có ở làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Cùng với thời gian, đến nay, người dân làng Lạc Thổ vẫn đang bảo tồn và phát triển giống gà quý hiếm này.
Nuôi gà Hồ không chỉ đem lại kinh tế cao mà còn góp phần bảo vệ nguồn gen quý hiếm của 1 trong những giống gà bản địa đặc sắc của Việt Nam.
Giống gà Hồ thuần Việt quý hiếm
Nằm ven sông Đuống, làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam và là một trong hai làng cổ của tỉnh Hà Bắc cũ.
Vua Tự Đức triều Nguyễn đã từng phong cho làng Lạc Thổ là "Mỹ tục khải phong", điều đó đủ thấy nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng cổ này.
Trải qua thời gian, những biến cố thăng trầm lịch sử, chiến tranh loạn lạc, thiên tai…nhất là những đợt cúm gia cầm, có lúc tưởng chừng như giống gà Hồ quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhưng đến nay, giống gà Hồ vẫn được dân làng bảo tồn.
Giống gà Hồ được bảo tồn và nhân giống đến này nay đủ để phản ánh quyết tâm của nhiều thế hệ dân làng Lạc Thổ và chứng minh nét văn hóa trường tồn của làng.
Ông Nguyễn Đăng Chung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi gà Hồ ở làng Lạc Thổ - là một trong 25 hộ đang tham gia nuoi bảo tồn và phát triển giống gà Hồ quý hiếm. Ảnh: Khương Lực.
Hiện ông Chung đang nuôi khoảng 50 con gà Hồ có trọng lượng từ 1-1,5kg và đàn gà Hồ giống bố mẹ. Ảnh: Khương Lực
Các thế hệ người dân làng Lạc Thổ vẫn đang tiếp nối, lưu truyền và bảo tồn giống gà Hồ "tiến vua" quý hiếm. Ở làng Lạc Thổ, gà Hồ được đánh giá là giống gà thuần Việt, không bị pha tạp với các giống gà khác.
"Nghe hai tiếng gà Hồ người ta có thể liên tưởng ngay tới một con gà to, mau lớn, thịt thơm ngon, có ngoại hình màu sắc đẹp, thân hình cường tráng, hùng dũng nhưng thật hiền hậu" - ông Nguyễn Đăng Chung, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chăn nuôi gà Hồ ở làng Lạc Thổ chia sẻ.
Gà Hồ là giống gà đẹp mã, có trọng lượng lớn. Khi trưởng thành gà Hồ còn khoác trên mình đủ 5 sắc màu đại diện cho thuyết ngũ hành của người phương Đông là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khi một con gà trống trưởng thành, hội tụ đủ phẩm chất của bậc quân tử: Văn, Võ, Dũng, Nhân, Tín.
Gà Hồ là giống gà đẹp mã, có trọng lượng lớn. Hiện nay, gà nuôi nuôi 1,5 năm có thể lên tới 5,5-6kg. Ảnh: Khương Lực.
Gà Hồ trống có đặc điểm đầu gộc, mào sít, mã mận hoặc lĩnh, đuôi nơm, chân to mầu da hạt đỗ lành, vẩy chân mịn, vóc con gà trường. Ảnh: Khương Lực.
Theo ông Chung, gà Hồ là giống gà quý được dân làng chọn lọc giống và nuôi dưỡng từ lâu đời. Gà có trọng lượng rất lớn. Sách "Dư địa chí Bắc Ninh" ghi: "Xã này thờ thần, lấy gà làm giống quý… con to nặng 12 đến 13 cân ta, con bé không dưới 8 đến 9 cân ta".
"Ở đây, gà Hồ chúng tôi nuôi 1,5 năm có thể nặng tới 5,5-6kg. Nhưng cũng giống gà Hồ, ở các nơi khác có nuôi nếu giỏi có thể lên tới 5 kg" - ông Chung nói.
Theo ông Chung, dòng gà Hồ tồn tại và phát triển bền vững được như vậy là có sự tác động rất lớn về mặt thổ nhưỡng, nguồn nước, không khí và phần thực phẩm dồi dào được cấy trồng trên khu vực này.
Làng duy nhất ở Việt Nam có hội thi gà truyền thống
Lạc Thổ (đất vui) nằm ven bờ sông đuống với dòng nước đỏ phù sa mầu mỡ trên bến dưới thuyền buôn bán tấp nập.
Ngoài truyền thống học hành đỗ đạt, người làng Lạc Thổ còn tiêu khiển bằng thú chơi đàn sáo, chăm sóc gà, vực chim bồ câu bay để dự hội thi chim bồ câu bay trong các tổng, ngoài tỉnh.
Với tục lệ nuôi gà thờ có từ lâu tuy nhiên tục này chỉ được hoàn mỹ kể từ thời năm Minh Mệnh thứ 18 (1837) khi mà các bô lão làng Lạc Thổ nghĩ đến việc khuyến khích dân chúng về chăn nuôi súc vật đặc biệt nhất là gà Hồ, chim bồ câu bay. Hội thi gà Hồ được tổ chức từ năm 1889-1890 và kéo dài cho tới ngày nay.
Thi gà Hồ đơn mái. Ảnh: NVCC
Thi gà Hồ theo cặp trống-mái. Ảnh: NVCC
Theo ông Chung, trong khi tất cả các loại gà không có tổ chức hội thi lâu năm thì riêng gà Hồ được tổ chức hội thi từ cổ xưa, kể từ năm 1889-1890. Lúc đó, các cụ thi gà luộc. Tiêu chuẩn tối thiểu con gà luộc chín phải cân nặng bằng ba quan tiền kẽm mới được dự thi.
Lúc đó, không có cân kg như bây giờ mà chỉ lấy tiền kẽm để định to, nhỏ cho con gà Hồ đem ra thi. Một quan tiền kẽm hồi đó bằng 10 cọc tiền mỗi cọc tiền 60 đồng, tức 600 đồng), tính ra kg bây giờ thì mỗi quan nặng khoảng 1,2kg.
Trước đây, theo lệ làng, mỗi giáp trong làng (17 giáp) sẽ chọn một gia đình nuôi gà dâng lễ cho làng vào năm sau. Gia đình được lựa chọn vừa có vinh dự, nhưng đồng thời trách nhiệm lớn lao, vì họ phải nuôi gà Hồ theo đúng tiêu chuẩn, gà phải mau lớn, nặng cân để giáp được chọn gà làm lễ tế.
Gà Hồ được rước ra nghè để tế thần hoàng việc tế lễ xong xuôi người ta đem gà ra cân "bỏ bộ lòng và tiết, xem gà do ai nuôi lớn, cân đong xem thiếu đủ thế nào, con gà nào đủ nặng 3 quan trở nên được lọt thi.
Những con không đủ 3 quan nếu thiếu phải bù bằng tiền nhưng phải phạt một thành hai, tuy nhiên gà nào nặng trên 3 quan thừa không được lấy lại.
Gà thờ sau khi đã làm lông, mổ moi lục phủ ngũ tạng, đem luộc chín, bày nên mâm thau: nhìn con gà đầu cổ vươn cao, thân mập tròn, da gà có màu vàng bóng, hai cánh xòe ra, chân quỳ như con gà đang bay, mỏ gà ngậm hoa hồng và có mảnh giấy hồng ghi tên người nuôi. Ảnh: NVCC
Để khuyến khích ganh đua nuôi gà thờ được hào hứng, lệ làng đặt ra giải thưởng cho chủ nuôi gà đạt giải.
Thưởng chủ nuôi gà đạt hạng cao (trong 1 năm hoặc 2 năm liên tiếp) hay hai năm liền: Thứ Nhất được một cơi trầu và ba quan tiền; Thứ Nhì được một cơi trầu và hai quan tiền; Thứ Ba được một cơi trầu và một quan tiền.
Thưởng chủ gà về Nhất ba năm liền: Ngoài thưởng một năm (như nói ở trên) còn được thưởng được một cơi trầu và năm quan tiền và được tặng chức "Trưởng hóa'' là người được cử ra lo việc chứa và phục dịch các việc trong tiệc ăn uống của dân làng trong một năm, miễn tuần canh, phu đê, tạp dịch mãi mãi. Không có giải nhì, giải ba.
Gà Hồ cũng là giống gà đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có mở hội thi gà to, gà đẹp cách đây tới trên 600 năm.
Điển hình năm 1898 và 1899, ông Đồng Khánh đạt giải 2 năm liền, năm 1900 ông đã chuẩn bị được một con gà nặng 6 quan định giật giải 3 năm liền. Song ông không giữ được bí mật con gà nên ông bị ông phó Khoa tranh mất giải với con gà của ông phó Khoa nặng 6,5 quan, ông Đồng Khánh chỉ có 6 quan.
Xưa kia Gà Hồ được chọn làm sản vật của làng dâng lên vua chúa nên gà Hồ còn được gọi là gà "tiến vua". Gà Hồ được nuôi theo phương pháp dân dã, tự nhiên, chủ yếu bằng thóc gạo nên thịt hồng, thơm ngon, có giá trị kinh tế cao.
"Bây giờ chúng tôi muốn để nhân rộng người nuôi, động viên người nuôi và phát triển người nuôi thì chúng tôi thi gà sống, tức là thi cặp, rồi thi đơn trống, đơn mái có giải để vận động, động viên người dân tham gia gìn giữ và bảo tồn, phát triển giống gà Hồ quý báu"- ông Chung nói.
Đặc trưng của con gà Hồ vừa mang tính tâm linh, đậm nét văn hóa, vừa phát triển kinh tế, giá trị ẩm thực cao. Da và thịt gà Hồ rất thơm ngon, giòn và ngọt; chắc mà không dai, béo mà không ngấy, lại đầy đủ và cân bằng hàm lượng các chất axit amin cần thiết khá cao. Tỷ lệ lipit, chất thô thấp hơn so với thịt của các sản phẩm gia súc, gia cầm truyền thống khác.
Đây là những đặc điểm quý để phát triển chăn nuôi giống gà này trong điều kiện hiện nay, khi mà thị trường đòi hỏi khắt khe thực phẩm phải sạch và có hàm lượng lipit thấp, nhưng giá trị dinh dưỡng phải cao.
Đặc biệt, hình ảnh gà Hồ chính là nguồn cảm hứng sáng tác của các nghệ nhân dòng tranh dân gian Đông Hồ. Theo ý nghĩa mặc định, con gà trong tranh Đông Hồ biểu hiện cho sự đại cát, sung túc, vinh hoa phú quý, thịnh vượng và an lành.
Làm gì để bào tồn giống gà Hồ quý hiếm?
Gà Hồ xưa và nay vẫn được xem là vật phẩm chuyên dùng làm quà biếu, quà tặng cho anh em bạn bè thân thích, họ hàng gần xa. Chính từ những nét đặc chưng ấy gà Hồ đã được tiến vua từ những năm trước thế kỷ 18, cái vinh dự ngày nay con gà Hồ đã được chọn làm linh vật của Đại hội thể thao trong nhà Châu Á 2009 tại Hà Nội.
Gà Hồ đã được Viện chăn nuôi Quốc tế kết hợp cùng Viện chăn nuôi Quốc gia và Học viện Nông nghiệp Việt Nam chính thức về khảo sát và đưa vào dự án bảo tồn Quỹ môi trường toàn cầu – chương trình môi trường Liên hợp quốc – Viện nghiên cứu chăn nuôi Quốc tế (GEF – UNEP – ILRI).
Muốn bảo tồn được thì gà Hồ phải được nuôi dưỡng ở từng hộ. Các hộ có chăn nuôi và trao đổi với nhau về con giống để đảm bảo con giống được thay đổi, nó không bị đồng huyết.
Gà được nuôi theo phương pháp dân dã, tự nhiên, chủ yếu bằng thóc gạo nên thịt hồng, thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Khương Lực.
Việc bảo tồn và phát triển gà Hồ được UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Sở NNPTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty cổ phần tập đoàn Dabaco Việt Nam phối hợp UBND huyện Thuận Thành bảo tồn và phát triển giống gà Hồ tại địa phương.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn thị trấn Hồ có gần 250 hộ nuôi gà Hồ; trong đó có khoảng 25 hộ đang giữ gìn và nuôi bảo tồn giống gà Hồ. Đây là những người có tâm huyết với giống gà Hồ quý hiếm.
"Hiện nay, số người đang giữ và làm nhiệm vụ bảo tồn theo cái thống nhất của câu lạc bộ cũng như HTX, hiện nay có 25 hộ đang thực thi làm nhiệm vụ này. Đây là những người tâm huyết và những người thích chăn nuôi và những người có tâm huyết với con gà Hồ này" - ông Chung nói.
Theo ông Chung, muốn bảo tồn được thì gà Hồ phải được nuôi dưỡng ở từng hộ. Các hộ có chăn nuôi và trao đổi với nhau về con giống để đảm bảo con giống được thay đổi, nó không bị đồng huyết. Như vậy chúng ta giữ được con gà gốc và bảo tồn nó tốt hơn.
"Ở đây là gốc con gà Hồ, chúng tôi nuôi , chúng tôi bảo vệ nó và giữ gìn cái gốc của con gà Hồ. Còn lại, một số đơn vị, cơ quan cũng đang có những dự án, ví dụ như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, hay Viện Chăn nuôi, Dabaco, khu 4.0 của Sở Khoa học Công nghệ cũng đang làm nhiệm vụ nhân thuần và phát triển con gà giống này.
Nhưng cho đến bây giờ chúng tôi chưa nhận được con gà giống nào từ các cơ sở, từ các cơ quan của Nhà nước chuyển xuống cho đơn vị dưới này để chúng tôi tham khảo và khảo nghiệm với con gà của quê hương chúng tôi ở tại chỗ" - ông Chung nói và cho biết số người tham gia nuôi bảo tồn đã giảm phân nửa so với lúc đầu và đều đã cao tuổi.
Ông Dương Thành Chung, thành viên HTX chăn nuôi gà Hồ cho biết, việc chăn nuôi gà Hồ của gia đình chủ yếu là sản xuất giống để cung cấp cho các vùng quê, còn gà thương phẩm, chúng tôi chủ yếu gà phục vụ cho gà lễ tết. Do gia đình có điều kiện về diện tích nên ông số lượng duy trì từ 100-150 con, thậm chí có lúc lên đến 300 con gà.
"Thường ngày chúng tôi chủ yếu phục vụ làm con giống, mục tiêu là bảo tồn, nhân giống và phát triển trong địa phương và cố gắng bảo tồn giống gà bản địa của địa phương, phát triển cho người đam mê về nguồn gốc của con gà Hồ" - ông nói.
Việc tuyển lựa dòng gà Hồ qua lời kể của các cụ cao tuổi, xưa các cụ chuyền lại rằng: Làng Hồ xưa các cụ thường nuôi 3 loại gà để thịt: gà Hồ, gà Pha (mang 2 dòng gà Hồ+ gà Kiến), gà Kiến (loại gà nhỏ chắc thịt đẻ nhiều dễ nuôi).
Nguồn: Theo báo Dân Việt
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận