Hà Giang xây dựng thành công mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng
Tận dụng diện tích đất rộng và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, anh Ngô Văn Huynh, sinh năm 1974, thôn Thượng, xã Bằng Lang (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) xây dựng thành công mô hình nuôi lợn rừng thuần chủng.
Với phương châm chăn nuôi là tự phối giống lợn rừng đã thuần chủng, sau khi phối giống, lợn nái đẻ ra được bao nhiêu con là nuôi bấy nhiêu.
Trang trại chăn nuôi lợn rừng của gia đình anh Huynh được xây dựng khép kín trên diện tích khoảng 1,2 ha. Toàn bộ chất thải từ chăn nuôi lợn rừng được xử lý khép kín bằng hệ thống bể Bioga vừa để khử mùi hôi, vừa để tận dụng khí ga đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường.
Đàn lợn rừng của anh Ngô Văn Huynh, thôn Thượng, xã Bằng Lang (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang).
Xung quanh trang trại, gia đình Huynh trồng 3 loại cây chính làm thức ăn cho đàn lợn là: cây chè khổng lồ, cỏ Voi và cây chuối hột.
Lợn nuôi được thả ra một khu vườn rộng khoảng 500 m2 cho tắm nắng mỗi ngày; thức ăn được phối trộn, ủ lên mem để làm tăng độ hấp dẫn kích thích đàn lợn ăn nhiều và tránh bệnh tiêu chảy.
Từ khi lợn đẻ ra, được nuôi cho đến khi xuất bán phải nuôi ít nhất từ 10 – 12 tháng/lứa; thời gian nuôi càng lâu, chất lượng thịt lợn càng săn chắc, thơm ngon.
Sau vài năm chăn nuôi, anh Huynh đã tìm cho mình một thị trường tiêu thụ thịt lợn rừng ổn định tại một số nhà hàng đặc sản ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Gần như toàn bộ đàn lợn rừng gia đình anh nuôi được lứa nào, đều được khách hàng bao tiêu hết đến đó. Giá bán lợn rừng hơi luôn dao động từ 140.000 – 155.000 đồng/kg (tùy từng thời điểm theo thị trường). Anh Huynh cho biết, lợn rừng là động vật hoang dã được thuần chủng có sức đề kháng bệnh cao, thịt thơm, ngon và luôn là đặc sản trong các chuỗi nhà hàng, khách sạn cao cấp.
Chăn nuôi lợn rừng hiện nay đang là cách làm hiệu quả bởi thị trường rộng, nhu cầu tiêu dùng còn rất lớn; lợi thế của nuôi lợn rừng là dễ nuôi (toàn bộ thức ăn đều cho ăn sống, hoặc ủ chua trộn đều với nhau), ít bệnh tật.
Tuy nhiên, nuôi lợn rừng cần nguồn vốn khá lớn; nếu muốn chăn nuôi, người thiếu vốn có thể liên kết với anh Huynh để hợp tác nuôi giẽ, chia lợi nhuận.
Anh Huynh cho biết: Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng, lợn rừng giống để bà con trong xóm, xã cùng nhau phát triển chăn nuôi lợn rừng thành sản phẩm hàng hoá đặc sản.
Chăn nuôi lợn rừng của anh Huynh là một mô hình kinh tế khép kín. Trong đó, thịt lợn rừng thương phẩm được bán ra thị trường; chất thải của lợn được sử dụng làm phân bón tưới, bón cho toàn bộ hơn 1,2 ha chè khổng lồ, cỏ voi, chuối hột để làm thức ăn chăn nuôi; khí ga dùng để đun nấu, thắp sáng.
Anh Huynh dự định sẽ mở rộng quy mô chuồng, trại, tạo vùng nguyên liệu làm nguồn thức ăn để tăng đàn. Thành lập HTX, hoặc nhóm sở thích để cùng phát triển chăn nuôi lợn rừng thành một mũi nhọn kinh tế trang trại ngay tại địa phương.
Chủ tịch UBND xã Bằng Lang (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang)-ông Vũ Mạnh Tiềm cho biết: UBND xã đã giao cho bộ phận chuyên trách lĩnh vực nông nghiệp nghiên cứu, hỗ trợ anh Huynh vận động người dân trong thôn liên kết nhau lại cùng nuôi lợn rừng. UBND xã sẽ kiến nghị với UBND huyện Quang Bình có cơ chế hỗ trợ vốn để các hộ xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, chuối, chè khổng lồ... làm thức ăn để phát triển đàn lợn lên quy mô hàng hoá đạt chuẩn OCOP.
Nguồn: Theo báo Hà Giang
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận