Hạt điều Việt Nam tăng thị phần tại Nga

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng thị phần hạt điều của Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Nga nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.

hat-dieu-140921.jpg

Công nhân tại Công ty TNHH chế biến hạt điều Sao Việt (huyện Vạn Ninh). Ảnh: Thanh Vân/TTXVN

Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Nga lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (VN - EAEU FTA), mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Nga.

Để ngành điều Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nga trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí sạch.

Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa tốt trong dài hạn và khi giao dịch nên lưu ý tới thanh toán.

Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ, lâu dài với các hộ sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị nông sản và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích. 

Đặc biệt, doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật và tận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Thương vụ Việt Nam tại Nga cũng cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới Thương vụ và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo, giao thương doanh nghiệp, tập trung vào từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp hạt điều Việt Nam phải luôn cải tiến về bao bì, mẫu mã, thiết kế tem, thay đổi ngôn ngữ để khách hàng tại thị trường này có thể nắm bắt được thông tin đầy đủ về sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng và xây dựng các nhà máy chế biến có công suất lớn để đảm bảo nguồn cung hạt điều và chất lượng sản phẩm; chủ động nguồn cung hạt điều thô nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn nguồn cung, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Dẫn thông tin từ số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, 6 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu hạt điều đạt 8,45 nghìn tấn, trị giá 31,4 triệu USD, tăng 50% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Nga trong khoảng thời gian này đạt mức 3.714 USD/tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2021, Nga tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, Belarus nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ các thị trường khác.

Thống kê cho thấy, lượng hạt điều của nước này nhập khẩu từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,87 nghìn tấn, trị giá trên 27 triệu USD, tăng 72% về lượng và tăng 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng lưu ý, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga cũng tăng từ 50,28% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 57,68% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Điều này cho thấy dù chịu sự canh tranh từ thị trường Belarus nhưng ngành điều Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Nga nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.

Theo https://www.indexbox.io, sau khi ghi nhận mức tiêu thụ cao vào năm 2013 và 2014, tiêu thụ hạt điều ở Nga giảm mạnh trong các năm 2015, 2016, 2017, sau đó từ năm 2018 đến năm 2020 tăng trở lại.

Về hoạt động sản xuất, sau tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2017, sản xuất hạt điều ở Nga có xu hướng giảm liên tiếp từ năm 2018 đến năm 2020.

Tuy ngành nông nghiệp Nga áp dụng nhiều biện pháp và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, song sản lượng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, Nga tăng nhập khẩu hạt điều nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.