Hợp tác làm giàu trên lòng hồ thủy điện
Với 48 HTX và liên hiệp hợp tác xã trong nuôi thủy sản lòng hồ, người dân ở Quỳnh Nhai (Sơn La) đang cùng nhau hợp tác, vươn lên mạnh mẽ về đời sống.
Đòn bẩy từ lòng hồ thủy điện
Ngày Thủy điện Sơn La chặn dòng, dâng nước, không ít nơi người dân hoang mang bởi mất đi đất trồng ngô, trồng sắn. Thế nhưng ngày nay, mặt nước lòng hồ Thủy điện Sơn La lại đang trở thành tiềm năng làm giàu cho người dân vùng ven lòng hồ nhờ nuôi thủy sản.
Đặc biệt những năm gần đây, các hộ nuôi thủy sản lòng hồ đã cùng nhau liên kết, thành lập rất nhiều hợp tác xã (HTX) để hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó đã giúp người nuôi thủy sản vượt qua được nhiều khó khăn, nhất là sự cố thị trường như dịch bệnh Covid-19 năm 2021.
Hợp tác nuôi cá lòng hồ đã mở ra hướng làm giàu bền vững cho người dân vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. Ảnh: Nguyễn Thiệu.
Chiềng Ơn là một trong những xã có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La. Đến nay, toàn xã đã có 10 HTX thủy sản với hơn 1.300 lồng cá và hơn 100 thành viên tham gia. Nhiều năm qua, chính quyền địa phương và nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế mặt nước để làm "đòn bẩy" phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
Trước đây, thu nhập của những hộ dân tái định cư ở Chiềng Ơn rất khó khăn do chủ yếu chỉ dựa vào làm nương, rẫy. Tuy nhiên những năm gần đây, nhận thấy mặt hồ thủy điện trên địa bàn diện tích rộng, môi trường nước bảo đảm, người dân đã chuyển hướng sang nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
Ông Lâm Đức Độ, Giám đốc HTX Hồ Quỳnh xã Chiềng Ơn thông tin: Với hiệu quả của nuôi cá lồng, thời gian qua, HTX đã đầu tư mở rộng thêm hệ thống lồng. Ðến nay, sau 09 năm, HTX đã phát triển được 08 thành viên với 160 lồng với các loại cá như cá trắm, nheo, lăng đen, lăng nha…
Để quảng bá và giới thiệu sản phẩm cá sông Đà ra thị trường, HTX đã chủ động kết nối với các thương lái, các nhà hàng, khách sạn để tìm đầu ra ổn định cho nghề cá. Bình quân mỗi vụ 18 tháng, một lồng cá cho thu hoạch khoảng 03 đến 04 tấn cá. Với 160 lồng, mỗi vụ trừ chi phí, HTX lãi khoảng 4 tỷ đồng.
Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) thường xuyên tổ chức các hội nghị, mô hình nuôi cá lồng bền vững để người dân học tập, nhân rộng. Ảnh: Nguyễn Thiệu.
Quỳnh Nhai có vùng lòng hồ rộng hơn 10.500 ha, dài khoảng 72 km trải dọc địa bàn 09 xã ven lòng hồ Thủy điện Sơn La là Chiềng Khoang, Nặm Ét, Mường Sại, Mường Giàng, Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Khinh, Mường Chiên và Cà Nàng. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân phát triển nghề nuôi cá lồng và đánh bắt, khai thác thủy sản.
Ðến nay, Quỳnh Nhai có 47 hợp tác xã (HTX) thủy sản, một liên hiệp HTX thủy sản, toàn huyện có hơn 6.000 lồng nuôi cá. Đầu năm 2021 đến nay, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn ước đạt trên 1.200 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi ở ao và lồng bè dạt 761 tấn, sản lượng tôm, cá đánh bắt trên sông khoảng 500 tấn.
Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Sơn La đang là một trong những hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện. Hiện nay, bình quân mỗi lồng nuôi cá cho thu lãi từ 10 đến 15 triệu đồng/vụ. Những HTX, hộ gia đình áp dụng các kỹ thuật nuôi tốt cho thu lãi đến vài chục triệu đồng.
Theo UBND huyện Quỳnh Nhai, hiện toàn huyện có 578 tổ chức, hộ gia đình đang hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản. Ngoài việc tập trung hướng dẫn các HTX và hộ gia đình duy trì, phát triển cá nuôi, trong năm 2021, UBND huyện đã tổ chức thả hơn 9.600 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ. Thực hiện kêu gọi, hỗ trợ tiêu thụ cho các HTX hơn 36 tấn cá lăng đen…
Vượt khó trong tiêu thụ, hướng tới nghề nuôi bền vững
Để chuẩn bị tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản lồng bè lòng hồ dịp cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã và đang xây dựng kế hoạch và các phương án tiêu thụ trong điều kiện nguy cơ dịch bệnh Covid-19.
Nuôi cá lòng hồ đã giúp thay đổi diện mạo đời sống cho nhiều địa phương ở Sơn La. Ảnh: Thiệu Nguyễn.
Bà Bạc Thị Mai, thành viên HTX Thủy sản Sơn Mai (xã Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai) chia sẻ: Do dịch bệnh Covid-19, năm nay, HTX gặp rất là nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên, HTX đã cố gắng duy trì hoạt động nuôi cá lồng bè lòng hồ, với các đối tượng như cá lăng đuôi đỏ, lăng chấm, lăng đen, lăng vàng và cá trắm đen. HTX cũng đã tự quảng bá, hàng tháng đưa các sản phẩm cá lồng tới các thương lái ở Hà Nội và được đánh giá rất cao về chất lượng.
Hiện nay, nghề nuôi cá lồng tại Quỳnh Nhai cũng đang gặp nhiều khó khăn do trên địa bàn huyện, tỉnh chưa có cơ sở sản xuất cá giống đáp ứng nhu cầu người nuôi, hầu hết nhập từ nơi khác về nên chi phí cao. Nguồn thức ăn chủ yếu sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương nên năng suất thấp. Ðặc biệt, thời gian gần đây, do dịch Covid-19 kéo dài, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán hạ, ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19, UBND xã Chiềng Ơn đang tích cực vận động, định hướng người dân duy trì, chăm sóc tốt số lượng cá hiện có, kịp thời gối vụ nuôi các loại cá có giá trị kinh tế để tiêu thụ dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán năm 2022.
Cùng với khai thác tiềm năng mặt nước, Sơn La đang hướng người dân tới nghề nuôi bền vững, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: BDT.
Huyện cũng đã và đang chủ động xây dựng kịch bản đặt ra về thị trường tiêu thụ thủy sản trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 như xây dựng và dự trù số lượng cá thương phẩm xuất bán ra thị trường ngoài tỉnh; tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online và tiêu thụ qua kênh các doanh nghiệp, cơ sở chế biến ở các thành phố lớn.
Theo ông Cầm Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, năm 2021, huyện đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phục hồi sản xuất, lưu thông tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, nhất là dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần. UBND huyện cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tập trung hướng dẫn các HTX điều chỉnh kế hoạch sản xuất thủy sản phù hợp với việc ứng biến tình hình dịch Covid-19 giúp các HTX và bà con yên tâm sản xuất.
Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các HTX, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng...
Thời gian tới, huyện Quỳnh Nhai sẽ tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi cá ao và kỹ thuật nuôi cá lồng lòng hồ cho bà con nhằm chuyển sang hướng nuôi thâm canh cao.
Thời gian tới, công tác đầu tư hạ tầng cho các khu vực nuôi thủy sản lòng hồ sẽ được tỉnh Sơn La cũng như các huyện chú trọng đầu tư, cải thiện. Ảnh: Thiệu Nguyễn.
Bên cạnh đó, tổ chức thành lập các tổ công tác xuyên suốt từ huyện xuống xã về quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La. Ðồng thời, thực hiện quản lý việc sử dụng con giống có chất lượng tốt, đặc biệt con giống phù hợp nuôi lồng như cá trắm, lăng, tầm, chép, rô phi...
Cùng với đó, sẽ mở rộng nuôi một số loài có giá trị kinh tế cao như cá lăng chấm, chiên, nuôi trai lấy ngọc. Trong đó, tập trung nuôi tại các xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Nặm Ét, Mường Giàng trên cơ sở chủ động con giống tại địa phương bằng cách ương giống tại các ao ở các xã Chiềng Khoang, Mường Giàng.
Huyện Quỳnh Nhai đang đặc biệt chú trọng có phương án nâng cấp và khai thác có hiệu quả các cơ sở hạ tầng như các bến cá tại các xã Mường Giàng, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Chiềng Bằng nhằm đưa sản phẩm tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
Ngoài ra, huyện cũng tạo điều kiện hỗ trợ các hợp tác xã chế biến cá từ các sản phẩm cá khai thác cá nuôi lồng; tập trung quản lý và phát triển thương hiệu "cá sông Ðà Sơn La"; tiếp tục đánh giá các cơ sở nuôi cá lồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm nâng cao giá trị cá nuôi lồng, hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm cá nuôi để phục vụ nhu cầu thị trường, bảo đảm thu nhập ổn định và phát triển bền vững.
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận