Khẳng định thương hiệu 'hạt ngọc trời' của người Bahnar

Sở dĩ gạo Ba Chăm vẫn luôn được gọi là "hạt ngọc trời" vì đây là giống lúa quý, được người dân tộc Bahnar canh tác theo phương thức truyền thống, hoàn toàn dựa vào tự nhiên.

gao-28122.jpg

Những hạt gạo Ba Chăm được mệnh danh là "hạt ngọc trời" trên vùng đất Gia Lai nắng gió. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Năm 2019, sản phẩm gạo Ba Chăm (của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận Thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Cuối tháng 12/2020, huyện Mang Yang đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Mang Yang” cho sản phẩm gạo Ba Chăm. Khu vực địa lý bao gồm các xã: Đăk Trôi, Đê Ar, Kon Chiêng, Kon Thụp, Lơ Pang, huyện Mang Yang.

Để có những thành quả như trên, đồng bào dân tộc Bahnar tại huyện Mang Yang đã nỗ lực gìn giữ những "hạt ngọc trời" mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nghèo khó. Xuân Nhâm Dần 2022, dù chịu ảnh hưởng chung bởi dịch COVID-19 nhưng những hộ dân sản xuất gạo Ba Chăm rất phấn khởi vì sản phẩm được mùa, được giá để chào đón một năm mới với nhiều hy vọng mới.

Cánh đồng lúa nặng hạt chào đón Xuân

gao-28122a.jpg

 Người dân tộc Bahnar tại huyện Mang Yang (Gia Lai) phấn khởi thu hoạch vụ lúa Ba Chăm trong dịp cuối năm.

Chúng tôi về thăm những cánh đồng lúa nặng hạt của thung lũng Đăk Trôi (xã Đăk Trôi) khi nông dân đang vào vào mùa thu hoạch lúa rẫy. Dưới ánh nắng vàng hòa lẫn trong sóng lúa nhấp nhô, già Hlônh, làng Đăk Pớt vừa lúi cúi cắt từng bó lúa, vừa chia sẻ, lúa Ba Chăm là giống lúa rẫy nên từ trước đến nay người dân tộc Bahnar tại vùng này chỉ canh tác một vụ. Già Hlônh cũng chỉ được nghe kể lại rằng đây là giống lúa thời kháng chiến, được các cán bộ đưa từ miền xuôi đưa lên canh tác và được người dân gìn giữ giống cho đến nay.

Trước kia, theo phong tục, tập quán cũ, bà con trồng theo hình thức thủ công, trọc tỉa nên chỉ thu được 1,5-1,8 tấn lúa/ha/năm. Số lượng này chỉ đủ để gia đình họ dành ăn trong năm, không còn dư để bán. Nhưng càng về sau, nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ kiến thức, hướng dẫn các phương thức canh tác áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản lượng lúa Ba Chăm ngày càng được nâng lên. Do vẫn muốn giữ chất lượng cũng như hương vị lúa rẫy đặc trưng nên người dân Bahnar tại huyện Mang Yang vẫn canh tác lúa một vụ, hưởng nước trời trong mùa mưa Tây Nguyên. Sản lượng hiện tại của lúa Ba Chăm đạt khoảng 2,5-3 tấn/ha/năm.

Điều đáng mừng là sau khi sản lượng tăng cao, việc đầu ra cho sản phẩm gạo Ba Chăm cũng đã thuận tiện vì hiện, xã Đăk Trôi đã thành lập hợp tác xã để thu mua lúa, người dân không cần tìm đầu ra cho lúa. Nhờ vậy, đời sống bà con Bahnar tại đây cũng được nâng lên đáng kể từ thu nhập bán lúa Ba Chăm.

Trên những cánh đồng vàng ươm thơm nồng mùi lúa mới, từng tốp bà con cười nói vang vọng báo hiệu một mùa Xuân ấm no. Vừa gặt lúa bà con vừa bàn bạc việc tổ chức cúng mừng lúa mới để tạ ơn Yang ban cho mùa màng bội thu. 

Đưa thương hiệu gạo Ba Chăm ra thị trường thế giới

gao-28122b.jpg

Những hạt lúa Ba Chăm được mệnh danh là "hạt ngọc trời" trên vùng đất Gia Lai nắng gió.

Sở dĩ gạo Ba Chăm vẫn luôn được gọi là "hạt ngọc trời" vì đây là giống lúa quý, được người dân tộc Bahnar canh tác theo phương thức truyền thống, hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Sau một thời gian dài tương thích với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của vùng đất nắng gió Tây Nguyên nên lúa Ba Chăm có sức đề kháng tốt, cây hiếm khi bị sâu bệnh, phát triển dựa vào nước trời.

Nhận thấy giống lúa Ba Chăm có những tiềm năng để trở thành một loại nông sản địa phương, các cấp, chính quyền huyện Mang Yang đã tập trung mọi nguồn lực nhằm hỗ trợ và khai thác cánh đồng thung lũng Đăk Trôi và các xã nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý. Từ năm 2017-2020, UBND huyện Mang Yang đã triển khai dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa Ba Chăm với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Nhờ dự án này, nông dân đã thay đổi dần tập quán canh tác, nâng cao năng suất cây trồng, cho thu nhập cao từ sản xuất lúa Ba Chăm. Từ đó, địa phương từng bước  đưa sản phẩm gạo Ba Chăm vươn ra thị trường, giúp người dân tận dụng tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.

gao-28122c.jpg

Những hạt lúa Ba Chăm được mệnh danh là "hạt ngọc trời" trên vùng đất Gia Lai nắng gió. 

Toàn vùng chỉ dẫn địa lý gạo Ba Chăm Mang Yang có diện tích 1,295 ha. Để thương hiệu gạo Ba Chăm vươn xa, huyện Mang Yang cũng hỗ trợ tìm thị trường tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đồng thời, triển khai Đề án phục tráng giống lúa Ba Chăm, phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Chăm Gia Lai, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện dự án phục tráng và sản xuất giống lúa Ba Chăm nguyên chủng.

Năm 2018, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai trao giấy Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Năm 2019, gạo Ba Chăm đã được công nhận là sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao cấp tỉnh.

Ông Krung Dam Đoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mang Yang cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ triển khai chỉ dẫn địa lý gắn với phát triển vùng nguyên liệu 5 xã, xây dựng thương hiệu gạo OCOP, lấy chỉ dẫn địa lý Ba Chăm. Đối với 5 xã nằm trong chỉ dẫn địa lý, chúng tôi sẽ từng bước hình thành các loại gạo đặc trưng thuần chủng của từng địa phương, để xứng đáng với loại gạo có chỉ dẫn địa lý trên địa bàn huyện. Thời gian qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Chăm đã xây dựng liên kết với các hộ dân ở cánh đồng xã Đăk Trôi. Trên cơ sở đó, công ty đã xây dựng sản phẩm OCOP gạo trên địa bàn, huyện đã cùng với công ty triển khai, quảng bá đưa gạo Ba Chăm đi ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Xã Đăk Trôi cũng thành lập một hợp tác xã và xây dựng, đăng ký một sản phẩm gạo OCOP mang tên "gạo ĐT" đã đạt chuẩn 3 sao cấp huyện.

gao-28122d.jpg

Cánh đồng thung lũng Đăk Trôi (Mang Yang, Gia Lai) vào vụ thu hoạch lúa Ba Chăm. 

Thời gian tới, huyện tiếp tục xúc tiến thương mại gạo Ba Chăm của các xã khác nằm trong khu vực chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, hình thành các sản phẩm mới, những sản phẩm này là sản phẩm con của chỉ dẫn địa lý của gạo Ba Chăm trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Trong 3 năm liên tiếp, gạo Ba Chăm đã từng bước khẳng định vị thế và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận thương hiệu sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng Việt Nam. Hiện, "hạt ngọc trời" gạo Ba Chăm cũng đang được quảng bá ra thị trường quốc tế với những đặc trưng riêng của giống lúa rẫy Tây Nguyên. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy đời sống người dân tộc Bahnar trồng lúa Ba Chăm ngày một phát triển, góp phần nâng cao đời sống cũng như hình ảnh địa phương ngày một tốt đẹp hơn.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.