Mô hình canh tác thông minh: Tăng năng suất và lợi nhuận

Nông nghiệp thông minh là nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cơ giới hóa, tự động hóa, nhằm sản xuất ra sản phẩm an toàn theo hướng hữu cơ, theo tiêu chuẩn GAP.

Việc áp dụng canh tác nông nghiệp thông minh vào sản xuất giúp tiết kiệm chi phí đầu vào, gia tăng năng suất, tăng lợi nhuận… Đây được xem là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và là xu hướng tất yếu trong thời gian tới của tỉnh Bạc Liêu.

Các mô hình canh tác thông minh

Sản xuất nông nghiệp chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Để ứng phó, các mô hình canh tác thông minh trong nông nghiệp ra đời, giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào sản xuất như: Ứng dụng công nghệ cao, hệ thống tuần hoàn trong nuôi tôm; hay san phẳng mặt ruộng bằng công nghệ laser; tưới nước thông minh, tự động bằng cảm biến; sử dụng máy bay nông nghiệp để gieo sạ, bón phân; ứng dụng kỹ thuật tưới ướt - khô xen kẽ…

Thời gian qua, các mô hình canh tác thông minh được tỉnh Bạc Liêu triển khai ở nhiều nơi và mang lại hiệu quả tích cực. Điển hình như mô hình luân canh lúa - tôm với diện tích 39.404ha và đang được mở rộng. Lợi nhuận mô hình đạt 40 - 60 triệu đồng/ha, cá biệt có nơi đạt trên 100 triệu đồng/ha.

tl1-1.jpg

Sản xuất lúa kết hợp nuôi tôm - một trong những mô hình canh tác thông minh.

Đặc biệt, Bạc Liêu đã xây dựng mô hình trình diễn và nhân rộng sản xuất giống lúa ST24, ST25 và Chương trình ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất tôm sạch - lúa an toàn và hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững. Mô hình lúa - tôm áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật như: giống chịu mặn, cải tiến thời vụ, sử dụng phân bón sinh học, thuốc vi sinh và sinh học trong canh tác lúa - tôm. Từ đó tạo ra hệ sinh thái, môi trường an toàn, ổn định, có lợi cho nuôi tôm và trồng lúa bền vững; sản phẩm làm ra an toàn, đáp ứng cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

Hay mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao siêu thâm canh trong nhà kín đã và đang được triển khai ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Mô hình này ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật cao và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nuôi tôm. Hiện tại, toàn tỉnh có 23 công ty, đơn vị và 650 hộ dân đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao với 3.905ha. Điểm nổi bật của mô hình là hiệu quả về năng suất và chất lượng con tôm. Hiện mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho năng suất tăng 10 - 15 lần so với nuôi tôm thông thường…

Phát triển nông nghiệp bền vững

Bạc Liêu xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế; trong đó, con tôm, cây lúa là hai mặt hàng chủ lực. Do vậy, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện nuôi an toàn. Theo đó, khuyến khích nuôi tôm công nghệ cao, nuôi tôm theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu… gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết giá trị. Đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng cho vùng tôm - lúa theo hướng khép kín; xây dựng các cánh đồng lớn trong các ô đê bao để chủ động trong việc cấp, thoát và trữ nước mặn, ngọt một cách linh hoạt.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyển giao  tiến bộ khoa học - công nghệ mới; tổ chức hội thảo đầu bờ cho nông dân tham quan mô hình tôm - lúa đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là chọn tạo các giống lúa chất lượng cao, đặc sản ngắn ngày phù hợp chịu mặn, chịu phèn tốt như ST24, ST25, Bạc Liêu 413, lúa mùa địa phương. Xây dựng mô hình sản xuất tôm - lúa theo hướng sạch, an toàn, hữu cơ... đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, ASC, hữu cơ… gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm lúa và tôm, cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhằm đưa Bạc Liêu trở thành đầu mối của ngành tôm, đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ cao, tỉnh xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nuôi tôm đạt 147.900ha, trong đó nuôi theo mô hình công nghệ cao là 4.000ha, mô hình tôm - lúa 42.000ha...

tl1-2.jpg

Công ty Việt - Úc Bạc Liêu thu hoạch tôm nuôi theo công nghệ cao.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Để nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững, cần tăng cường công tác khuyến nông; giới thiệu, hướng dẫn nông dân tiếp cận các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới; nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất tuần hoàn, thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu theo từng vùng sản xuất sinh thái trong tỉnh... Xây dựng vùng sản xuất có quy mô lớn như cánh đồng tôm lớn, lúa lớn, nhằm tạo nên nguồn sản phẩm đủ lớn, từng bước hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản chiến lược của tỉnh…”.

Phát biểu tại hội thảo phát triển mô hình lúa thơm - tôm sạch vùng Mê Kông được tổ chức tại Bạc Liêu mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu  Phạm Văn Thiều cho rằng: Mô hình canh tác tôm - lúa trên địa bàn liên tục tăng về diện tích, năng suất và giá trị. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa. Có thể nói, mô hình tôm - lúa là mô hình bền vững, hiệu quả và là mô hình canh tác thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông dân áp dụng canh tác mô hình lúa - tôm ít sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nên con tôm, hạt lúa từ mô hình là các sản phẩm sạch, đạt chuẩn an toàn (GAP)…

Bạc Liêu hiện có gần 40.000ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa. Hiệu quả đem lại từ việc kết hợp giữa "cây lúa - con tôm" không chỉ giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích canh tác mà còn tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi phát triển tốt. Định hướng của tỉnh đến năm 2025, mở rộng phát triển mô hình đạt trên 43.000 ha.

Bạc Liêu định hướng sản xuất tôm - lúa theo hướng sạch, an toàn, đạt chất lượng và chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, ASC và có lộ trình xây dựng thương hiệu tôm sạch, gạo an toàn theo hướng hữu cơ trong vùng sản xuất tôm - lúa, tiến tới xác lập chuẩn cho vùng canh tác nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích.

 

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.