Mùa vải thiều 2022, Bắc Giang tìm đầu ra cho 160.000 tấn quả

Tỉnh Bắc Giang đã lên kế hoạch tiêu thụ vải thiều năm 2022, trong đó đẩy mạnh chào hàng tại thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản...

vai-thieu-bac-giang.jpg

Vải thiều Bắc Giang dự kiến cho sản lượng lớn trong mùa vải 2022. Ảnh: Tr, Lan

Đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vụ vải thiều năm 2022, Bắc Giang có kế hoạch sản xuất vải với diện tích ổn định 28.300ha; sản lượng khoảng 160.000 tấn; trong đó vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400ha, sản lượng khoảng 112.900 tấn; vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 82ha, sản lượng 1.000 tấn. Trong đó, sản lượng vải sớm khoảng trên 50.000 tấn; vải chính vụ 110.000 tấn.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang phức tạp hiện nay, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Sở Công Thương và các sở, ban, ngành khác tìm hướng tiêu thụ hiệu quả cho loại trái cây đặc sản của địa phương này. Trong đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa vải thiều vào các thị trường lớn là Mỹ và Châu Âu (EU).

vai-thieu-bac-giang-01.jpg

Tỉnh Bắc Giang chú trọng xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho vải thiều. Ảnh: T.L

Theo ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh sẽ duy trì sản xuất 18 mã số vùng trồng với diện tích 218ha; sản lượng 1.600 tấn để xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi yêu cầu cao như EU, Mỹ… Các diện tích vùng trồng này đã được Mỹ cấp mã số IRADS.

Sáng 29.3.2022, tại Hội nghị trực tuyến Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang vào thị trường Mỹ năm 2022, ông Phan Thế Tuấn cho hay:

“Ngoài đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua như Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…, tỉnh tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các thị trường tiêu thụ mới, tiềm năng. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang khuyến khích các doanh nghiệp mở gian hàng vải thiều trên các sàn thương điện tử trong và ngoài nước như Amazon, Alibaba, Sendo, Postmart, Voso…; thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, Zalo. Trong đó, Bắc Giang xác định Mỹ là thị trường tiềm năng, có sức mua lớn”.

Đây là những thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.

Về thị trường Mỹ, hiện nay, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chưa có Trung tâm chiếu xạ được phía đối tác doanh nghiệp ở Mỹ chấp thuận, vải thiều phải đưa vào TPHCM đóng gói, chiếu xạ và xuất khẩu sang Mỹ, phát sinh nhiều chi phí về vận chuyển và chiếu xạ.

Ngoài ra, Bắc Giang cũng gặp khó khăn do vận chuyển vải thiều bằng đường hàng không chi phí cao; những năm trước đây chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội đến Mỹ; số lượng hàng vận chuyển không được nhiều; vận chuyển bằng đường biển mất nhiều thời gian (từ 22 đến 28 ngày) gây áp lực cho công nghệ bảo quản vải thiều.

Chú trọng thị trường Nhật Bản

Năm 2022, tỉnh Bắc Giang tăng diện tích trồng vải thiều lên 28.300ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 160.000 tấn, trong đó diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.400ha, GlobalGAP là 82ha. Mục tiêu của Bắc Giang trong năm này là sẽ tăng sản lượng xuất khẩu vải thiều sang thị trường nước ngoài.

Đối với thị trường Nhật Bản tỉnh Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo 30 mã số vùng trồng, diện tích gần 220 ha tại 3 huyện: Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam. Trong năm nay, cấp mới 5 mã số vùng trồng với diện tích 50ha để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và thị trường khác; duy trì 1 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 3 cơ sở xông hơi khử trùng đảm bảo phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Về thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến sẽ được thu hoạch từ ngày 15.5; vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10.6 đến ngày 30.7.2022.

Được biết, năm nay, thời tiết thuận lợi, các trà vải trên địa bàn tỉnh sinh trưởng phát triển tốt, các đối tượng sâu bệnh, dịch hại được kiểm soát, dự báo vải thiều Bắc Giang với hương vị thơm ngon, chất lượng vượt trội sẽ cho sản lượng lớn.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.