Ngành gỗ tự tin "về đích"

Sau khó khăn do giãn cách xã hội, hiện các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã dần lấy lại phong độ sản xuất, tăng tốc trả nợ đơn hàng cũ cũng như đàm phán ký kết đơn hàng mới.

Sau gần 4 tháng sản xuất theo phương án "3 tại chỗ", Công ty TNHH ván ép Nhật Nam (Bình Dương) đang quay trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới. Nhiều chính sách đã được lãnh đạo DN này đặt ra để vừa tăng tốc trả nợ đơn hàng đã ký, đồng thời đàm phán các hợp đồng cho năm mới (2022). Đó cũng là tình trạng chung của các DN ngành gỗ hiện nay.

xkgo20211108144356-7375690.png

Ảnh minh họa

Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia chính sách Tổ chức Forest Trend - cho biết, trong khảo sát mới đây, có đến 83% DN ngành gỗ cho biết đã có kế hoạch phục hồi, chỉ 17% DN không có kế hoạch. Đối với các DN có kế hoạch phục hồi, các DN cho hay, sẽ thay đổi chiến lược kinh doanh, kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất và tăng quy mô chế biến. Số liệu điều tra cũng cho thấy, nhiều DN chế biến XK đã quay trở lại sản xuất với công suất đạt từ 70-80%.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 9 tháng đầu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu (XK) gỗ và lâm sản đạt 10,76 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020. Lũy kế đến nửa đầu tháng 10/2021, XK gỗ đạt 11,5 tỷ USD, cộng với 0,7 tỷ USD lâm sản ngoài gỗ đã tạo thêm động lực tăng trưởng cho mặt hàng này. Ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, từ tháng 10 đã có sự tăng trưởng XK trở lại so với tháng 9 của năm 2021. Với việc cam kết và chủ động của các DN trong xây dựng kế hoạch những tháng cuối năm và kế hoạch năm 2022 thì mục tiêu 14,5 tỷ USD XK của năm 2021 vẫn có thể đạt được.

Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - cũng nhận định, dù khó khăn trong thiếu hụt lao động nhưng trong 3 tháng cuối năm 2021 này, kim ngạch XK gỗ sẽ quay trở lại như trước khi làn sóng dịch Covid-19 diễn ra. Cùng với các lợi thế từ các FTA và sự chủ động của DN trong việc đưa công suất hoạt động trong các tháng 10, 11 và 12/2021 tăng thêm khoảng 20-30% so với thời điểm dịch, trong năm nay XK gỗ sẽ vượt mức 14,5 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2020.

Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào và lao động là 2 trong số các yếu tố quan trọng nhất tác động đến kết quả sản xuất, kinh doanh, XK của DN thời điểm này.

Nguồn: Theo báo Công Thương

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.