Phát triển cá lồng đặc sản trên sông Gâm

Các thủy điện trên sông Gâm đã tạo ra nhiều lòng hồ lớn, nhiều hộ dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng đã tận dụng đầu tư nuôi các loại cá đặc sản bản địa.

s1.png

Mô hình nuôi cá lăng, cá chiên của gia đình anh Nông Quốc Oanh, xóm Chè Pẻn, thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Cá chiên, cá lăng là loài cá quý hiếm, sống hoang dã có cất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nên có giá bán rất cao.

Bảo Lâm là địa phương có dòng sông Gâm chảy qua, nơi trú ngụ của nhiều loại cá quý, trong đó nổi tiếng nhất là cá chiên, cá lăng, cá anh vũ. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, người dân đã săn bắt, khai thác bằng kích điện, thuốc nổ, lưới quét… nên sản lượng trong tự nhiên giảm sút mạnh. Bên cạnh đó, việc phá rừng, đắp đập xây thủy điện… cũng làm thay đổi môi trường sống tự nhiên khiến nhiều loài cá có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm được hưởng lợi từ sông Gâm với nhiều nhà máy thủy điện lớn. Nắm bắt được lợi thế lòng hồ thủy điện sâu, lượng nước ổn định, nhiều hộ dân đã phát triển nuôi cá lồng, đặc biệt là loại cá đặc sản như cá chiên, cá lăng.

Năm 2019, anh Ban Kỳ Tùng và Nông Quốc Oanh, xóm Chè Pẻn, thị trấn Pác Miầu đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng hệ thống nhà giàn, 6 lồng nuôi 2.000 con cá chiên, gần 100 con cá lăng. Mỗi lứa nuôi từ 1,5 - 2 năm, khi cá đạt trọng lượng từ 2 - 3 kg có thể xuất bán với giá 600.000 - 800.000 đồng/kg, con to nhất từ 14 - 16kg.

Anh Oanh chia sẻ: Nuôi cá lồng có nhiều ưu điểm, đó là tận dụng được diện tích mặt nước tự nhiên, vật liệu làm lồng cá dễ kiếm, dễ làm, kỹ thuật nuôi đơn giản. Lồng nuôi có kích thước trên 100m3. Tôi xác định đây là mô hình mới đem lại hiệu quả cao nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và duy trì thương hiệu cá đặc sản của huyện.

Từ một vài lồng cá ban đầu, dọc theo dòng sông Gâm hiện nay đã có gần 40 lồng cá các loại, tập trung chủ yếu ở thị trấn Pác Miầu và các xã Vĩnh Quang, Lý Bôn. Mỗi hộ dân nuôi trung bình từ 1 - 3 lồng cá. Ngoài các loại cá như chép, trắm, rô phi, nhiều hộ dân mạnh dạn nuôi thử các loại cá đặc sản như cá chiên, cá lăng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

s2.png

Giống cá chiên đặc sản có giá trị kinh tế cao sinh sống ở dòng sông Gâm, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Ảnh: Công Hải.

Bà Dương Thị Thuyên, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bảo Lâm thông tin: Mô hình nuôi cá lồng là hướng đi phát triển kinh tế mới ở huyện Bảo Lâm. Việc phát triển nuôi cá chiên, cá lăng thương phẩm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế mặt nước của địa phương, phát huy được kinh nghiệm nuôi cá lồng của bà con, giải quyết vấn đề kinh tế cho một bộ phận dân nghèo sống ven sông Gâm.

Góp phần thay đổi phương thức sinh kế nhằm ổn định cuộc sống, giảm bớt rủi ro, giảm bớt sự lệ thuộc vào thiên nhiên khi việc khai thác cá chiên, cá lăng đã trở nên cạn kiệt. Tuy nhiên, mô hình này mới chỉ mang tính tự phát, quy mô nuôi nhỏ lẻ, chưa theo quy hoạch; kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, con giống được gom từ tự nhiên nên kích cỡ không đồng đều, chất lượng chưa đảm bảo.

Ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết: Việc phát triển nuôi các loại cá đặc sản trên sông Gâm ngoài mục tiêu phát triển kinh tế hộ gia đình còn là tiềm năng để phát triển du lịch khám phá trên sông Gâm. Du khách được xuôi dòng sông Gâm, ngắm cảnh sông núi kỳ thú, tham quan, trải nghiệm, thưởng thức các loại cá đặc sản sẽ là điểm nhấn mới của du lịch huyện Bảo Lâm thời gian tới.

Tuy nhiên, để mô hình nuôi cá đặc sản trên sông Gâm đem lại hiệu quả và được nhân rộng cần sự vào cuộc của các cấp, ngành đầu tư xây dựng trại sản xuất giống thủy sản tại huyện Bảo Lâm để cung cấp con giống cho các hộ nuôi nhân giống.

Cần thực hiện dự án nghiên cứu, lưu giữ, xây dựng khu vực bảo tồn và phát triển các giống cá quý hiếm của địa phương có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh đề xuất thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng sinh sản nhân tạo.

Tập trung nâng cao chất lượng con giống bảo đảm sạch bệnh, chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tập trung xây dựng thương hiệu cho các loại cá đặc sản như cá chiên, cá lăng, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại ở các thị trường lớn trong cả nước.

 

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.