Sản xuất nông nghiệp của Hà Nội: Sẵn sàng tăng tốc khi giao thương thuận lợi

Các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như Thanh Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Ba Vì... vốn đã duy trì nhịp độ sản xuất thời gian qua, nay có thêm cơ hội để tăng tốc, mở rộng sản xuất, bảo đảm nguồn cung nông sản thực phẩm Thủ đô Hà Nội.

nn1.jpg

Với việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố, các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như Thanh Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thường Tín, Phú Xuyên, Ba Vì... có điều kiện mở rộng sản xuất.

Vừa bảo đảm chống dịch, vừa phát triển sản xuất

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết: Từ việc kiểm soát tốt dịch bệnh nên hoạt động chăn nuôi vẫn được duy trì ổn định, đàn lợn đã lên tới 90.000 con. Cùng với việc đẩy mạnh thu hoạch gần 10.000ha lúa và rau màu vụ mùa, Sóc Sơn đang triển khai các giải pháp hỗ trợ về giống, vật tư phân bón để mở rộng diện tích cây vụ đông lên quy mô ít nhất 3.000ha, qua đó không chỉ bảo đảm lương thực, thực phẩm giai đoạn hiện nay mà còn sẵn sàng cho thị trường nông sản thực phẩm cuối năm.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn Nguyễn Văn Đông cho biết, mỗi tháng các thành viên cung ứng cho thị trường khoảng 10.000 con gà thịt. Việc sản xuất nông nghiệp gắn với bảo đảm 5K trong phòng, chống dịch Covid-19 với người nông dân khá thuận lợi. Hiện nhiều trang trại đang rất muốn mở rộng quy mô đàn để phục vụ thị trường gà ta dịp cuối năm.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết: Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm những tháng cuối năm, huyện Quốc Oai đã xây dựng phương án sản xuất mới, phấn đấu tăng diện tích cây trồng vụ đông lên 1.100ha (tăng 300ha so với năm 2020). Trong đó mở rộng diện tích sản xuất rau trái vụ, rau vụ đông sớm khoảng 150 - 200ha tại vùng bãi và những diện tích chuyên canh rau; đồng thời phát triển một số loại thủy sản ngắn ngày, có năng suất cao như cá rô phi đơn tính, cá chép lai ứng dụng công nghệ cao... 

nn2.jpg

Tương tự, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng thông tin: Huyện đã có văn bản yêu cầu 23 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chủ động xây dựng kịch bản sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Trong đó, tập trung trồng luân canh các giống rau ngắn ngày và chuẩn bị nguồn giống gia súc, gia cầm để tăng đàn vật nuôi... Đồng thời lưu ý việc tổ chức sản xuất phải gắn chặt với phòng, chống dịch bệnh.

Thời điểm hiện tại, vựa rau xã Kim An, huyện Thanh Oai đã bắt đầu gia tăng hoạt động. Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Kim An - Đỗ Hùng Cường cho biết, diện tích canh tác rau màu trên địa bàn xã là gần 100ha, nông dân bắt đầu xuống giống trồng các loại rau màu vụ đông như cà chua, bắp cải, su hào... Sản xuất nông nghiệp của địa phương vốn là "xí nghiệp ngoài trời", lao động 100% là tại chỗ nên việc tuân thủ các điều kiện phòng dịch như yêu cầu của cơ quan chức năng khá thuận lợi.

Mở rộng giao thương, tạo đà cho sản xuất

Theo bà Hoàng Thị Hậu, Giám đốc Hợp tác xã rau hữu cơ Thanh Xuân, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thời gian qua các chi phí phát sinh như làm xét nghiệm Covid-19 cho lái xe, quy định giờ, địa điểm giao nhận hàng tại mỗi quận trong vùng 1 có sự khác nhau... làm tăng chi phí lưu thông. Với quyết định điều chỉnh một số biện pháp phòng dịch trên địa bàn thành phố, giao thương giữa các vùng sẽ thuận lợi hơn, doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp có thêm điều kiện để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

cham-soc-rau-o-vung-trong-r.jpg

Chăm sóc rau ở vùng trồng rau an toàn tại phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai). Ảnh: Nguyễn Dung

Cũng về vấn đề này, Chủ tịch UBND xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa - Vương Đăng Tân cho biết: Xã có 308ha nuôi trồng thủy sản, mỗi tháng địa phương xuất ra thị trường từ 120 tấn đến 150 tấn. Hai tháng qua, các trang trại của địa phương phải thu hoạch thủy sản cầm chừng. Với các điều chỉnh mới trong phòng, chống dịch của thành phố, cho phép các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép bán mang về sẽ thúc đẩy tiêu thụ nông sản của địa phương thuận lợi hơn, nông dân yên tâm tái mở rộng sản xuất.

Ở điểm nhìn khác, ông Trần Văn Việt, chủ trang trại chăn nuôi tại huyện Thanh Oai đề xuất: Trong điều kiện bình thường mới, không chỉ các xe chở lương thực, thực phẩm được ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi mà các xe chở nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp như: Giống, vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi... cũng cần được xem xét vào địa bàn khi có đủ các giấy từ chứng minh an toàn dịch bệnh.

Ba Vì là một địa bàn sản xuất nông nghiệp trọng điểm của thành phố với nhiều sản phẩm như sữa, thịt đà điểu, gà, cá, thủy sản..., ông Đỗ Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện kiến nghị: Để bảo đảm lưu thông hàng hóa thuận lợi từ huyện về nội đô, rất mong thành phố quan tâm hỗ trợ địa phương xây dựng các điểm giết mổ tập trung để tiện cho việc tiêu thụ gà, đà điểu... đã qua giết mổ, đóng gói hút chân không an toàn.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, vấn đề với sản xuất nông nghiệp hiện nay nằm ở khâu kết nối giao thương giữa các vùng, không chỉ các vùng 1, 2, 3 trên địa bàn thành phố mà giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Bởi chuỗi sản xuất nông nghiệp bao gồm nhiều thành phần tham gia như: Giống, vật tư phân bón, nguyên vật liệu xây dựng nhà màng, nhà lưới, chuồng trại, máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất... Để hạ giá thành "đầu vào" của sản xuất nông nghiệp, rất mong thành phố tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ...

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhận định: Thời gian vừa qua, nhịp độ sản xuất tại các phân vùng 2, 3 được duy trì bảo đảm cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản tại chỗ và cho các cơ sở sơ chế, chế biến, chợ, siêu thị... cho vùng 1. Sở Y tế và các địa phương đã ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng tham gia chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, cung ứng, vận chuyển vật tư nông nghiệp trên địa bàn theo quy định, bảo đảm nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh... Các địa phương cũng đều thành lập tổ công tác hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản; xây dựng phương án thu hoạch, sơ chế, giết mổ, chế biến, bảo quản tiêu thụ trong điều kiện dịch bệnh...  

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, thành phố đã giao Sở Giao thông - Vận tải, Công an thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho người lái xe, người giao hàng, phương tiện vận chuyển hàng hóa nông sản, thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố được cấp mã QR "luồng xanh" để lưu thông thuận lợi trên địa bàn thành phố, qua các chốt, trạm kiểm soát. Trong điều kiện mới vừa thúc đẩy sản xuất tăng trưởng vừa bảo đảm công tác phòng dịch hiệu quả, thành phố sẽ cùng với các sở, ngành địa phương... tiếp tục lắng nghe và tháo gỡ kịp thời các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ cơ sở.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.