Thái Bình: Mô hình kết hợp nuôi cá rô đồng với ếch cho hiệu quả cao
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) không chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà còn vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi cá rô đồng, nuôi ếch.
Đến thăm trang trại rộng 10ha của gia đình anh Nguyễn Trung Kiên, xã Đô Lương (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình), nghe anh kể về quá trình xây dựng trang trại thủy sản ai cũng thán phục.
Thường người ta chỉ đổi ruộng xấu lấy ruộng tốt, nhưng anh Kiên lại làm ngược lại bởi anh tin rằng mô hình biến ruộng xấu thành ao nuôi thủy sản của mình sẽ đánh thức được vùng đất chua phèn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá rô đồng, nuôi ếch kết hợp của anh Nguyễn Bùi Triệu, xã Minh Phú (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).
Vì thế, mặc cho người thân, bạn bè khuyên can, anh vẫn xin xã cho chuyển toàn bộ ruộng khoán của mình ra khu ruộng chua phèn, bà con trả lại xã vì cấy lúa không hiệu quả để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế đầy mạo hiểm.
Sau nhiều tháng vật lộn với đất, chạy vạy từng đồng thuê máy, thuê người đào ao, khử chua, năm 2009 anh thả lứa cá rô đồng và ếch đầu tiên.
Lứa cá rô đồng, lứa ếch nuôi đầu tiên không có lãi nhưng anh không nản, vẫn kiên trì, đi tham quan học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả, tìm hiểu trên báo, đài, trên mạng internet, áp dụng linh hoạt vào ao nuôi của gia đình và anh đã thành công.
Có thêm động lực, anh mạnh dạn thuê lại tất cả diện tích đất bỏ hoang quanh khu chuyển đổi, cải tạo, đào thành các ao nuôi ếch và cá rô thương phẩm. Thấy việc nuôi ếch và cá rô sinh sản lợi nhuận cao, anh Kiên mày mò nghiên cứu quy trình, kỹ thuật nuôi, thực nghiệm rồi đúc rút kinh nghiệm.
Dù liên tiếp thất bại song anh vẫn kiên trì với hướng đi mình đã chọn và đã cho ếch và cá rô đồng sinh sản thành công, tạo nguồn giống chất lượng nuôi gối vụ sau. Từ đó anh không phải đi mua ếch giống, cá rô đồng giống mà còn cung cấp giống cho khách hàng trong và ngoài tỉnh Thái Bình.
Anh Kiên cho biết: Để ếch và cá rô đồng mẹ sinh sản nhiều, con giống bảo đảm chất lượng, tôi lựa chọn con bố mẹ rất kỹ, một năm thay giống bố mẹ một lần. Đặc biệt, tôi nhập con giống bố mẹ từ nước ngoài về, áp dụng đúng quy trình cho ăn, phối giống, kỹ thuật cho con mẹ đẻ trứng, ấp trứng, nuôi cá rô đồng giống...
Các ao cá rô đồng, tôi đánh số thứ tự, ghi chép ngày thả để làm căn cứ điều chỉnh mức độ cho cá rô ăn và mực nước trong ao cho cá giống phát triển ổn định, khi đến tuổi xuất bán không quá to hoặc không quá nhỏ, đồng thời tránh được bệnh do thời tiết.
Hiện nay trang trại của anh Kiên có gần 30 ao nuôi cá rô đồng kết hợp nuôi ếch sinh sản, hàng chục con bò, lợn rừng và rất nhiều cây ăn quả. Mỗi năm, từ trang trại anh Kiên thu trên 1 tỷ đồng.
Mô hình nuôi cá rô của anh Nguyễn Trung Kiên, xã Đô Lương (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).
Dù đã cao tuổi nhưng ông Nguyễn Đức Cảnh, xã Lô Giang, huyện Đông Hưng hàng ngày vẫn hăng say với vườn cây, ao cá.
Hiện ông là chủ trang trại rộng trên 8.000m2, trong đó 7.000m2 là các ao thả cá trắm, cá mè, cá rô đồng, diện tích còn lại ông trồng sắn dây và một số cây ăn quả giá trị khác. Bà con gọi ông với cái tên thân mật “Cảnh cá” bởi ông là người có diện tích nuôi cá nhiều nhất xã, thâm niên nuôi cá hơn 20 năm, thoát nghèo và vươn lên làm giàu cũng từ cá.
Ông Cảnh cho biết: Mô hình nuôi cá nước ngọt không phải bỏ quá nhiều công chăm sóc, thức ăn dễ kiếm, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế lại cao. Khi xã có chủ trương khuyến khích, vận động bà con chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tôi đã đầu tư chuyển ruộng thành ao nuôi cá.
Mỗi năm ông Cảnh xuất 4 - 5 tấn cá thương phẩm cùng với lợn, gà, cây ăn quả, thu hàng trăm triệu đồng. Nhờ nuôi cá, ông có tiền nuôi con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang và đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới.
Bao nhiêu năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, vất vả sớm hôm trên đồng ruộng nhưng gia đình nông dân Nguyễn Bùi Triệu, xã Minh Phú (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) vẫn bị cái nghèo đeo bám.
Nung nấu quyết tâm thoát nghèo, anh Triệu bỏ thời gian, công sức nghiên cứu các mô hình chuyển đổi hiệu quả.
Năm 2001, anh quyết định vay vốn chuyển đổi gần 1 mẫu ruộng khoán của gia đình đào ao nuôi ếch và nuôi cá rô đồng.
Anh mua cá rô đồng giống, ếch giống bảo đảm chất lượng, tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, phòng, trừ bệnh kịp thời theo hướng dẫn, lứa đầu anh lãi hàng chục triệu đồng.
Phấn khởi vì nuôi cá rô đồng và nuôi ếch thu nhập cao hơn trồng lúa, anh Triệu tiếp tục tích tụ ruộng đất, mở rộng diện tích ao nuôi lên 1,7 mẫu.
Anh Nguyễn Bùi Triệu cho biết: Với 12 lồng, tôi thả 5 vạn ếch con và 500 cặp ếch bố mẹ, hàng vạn cá rô đồng. Tôi nuôi ếch kết hợp cá rô đồng nhằm tận dụng phân, da lột, thức ăn dư thừa của ếch cho cá rô đồng ăn. Đồng thời, tôi trồng nhãn, bưởi, mít và một số loại cây ăn quả khác quanh bờ ao để có thêm thu nhập.
Từ mô hình chuyển đổi này, nuôi cá rô đồng kết hợp nuôi ếch, mỗi năm gia đình anh Triệu thu trên 1 tỷ đồng.
Trên đây chỉ là 3 trong nhiều mô hình nuôi cá, nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao của nông dân huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Điều đó khẳng định chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh Thái Bình là đúng, trúng, đã mở hướng đi cho người nông dân làm giàu trên quê hương.
Nguồn: Theo báo Thái Bình
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời
Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.
Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc
Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh
Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.
Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.
Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu
Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.
Hiệu quả từ nuôi đà điểu
Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Triển vọng giống cao lương VFS99
Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.
Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn
Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.
Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển
Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.
Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông
Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Bình luận