Thành công với nấm đông trùng hạ thảo ở đất 'chảo lửa, túi mưa'

Anh Nguyễn Thành Luân là thành người đầu tiên đặt nền móng cho nghề nuôi trồng đông trùng hạ thảo ở huyện biên giới Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Thất bại trầy trật vì nấm
Nguyễn Thành Luân cầm tinh con Khỉ, vốn thích bay nhảy nên học xong cấp ba anh xuất ngoại sang Đài Loan làm công nhân linh kiện ô tô.

watermark_img_9995-1214_20220227_318-003720.jpeg

Anh Nguyễn Thành Luân là người đầu tiên ở Hương Sơn xây dựng thành công mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Ảnh: Thanh Nga.

6 năm bôn ba nơi đất khách quê người, Luân gom góp được ít vốn trở về quê ở thôn 5 xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn học nghề điện dân dụng. Tuy nhiên, quá trình hành nghề tại địa phương, thu nhập bấp bênh nên anh chuyển hướng học nghề trồng nấm từ một người bạn ở Hải Phòng.

Năm 2018, Luân bắt tay khởi nghiệp với nghề trồng nấm sò, nấm rơm, nấm linh chi. Tuy nhiên, ý tưởng của anh tiếp tục thất bại, bởi thị trường nấm ăn, nấm dược liệu chưa phổ biến ở vùng đất “chảo lửa, túi mưa”.

Không bỏ cuộc, Luân chuyển hướng thử nghiệm trồng đông trùng hạ thảo. Đó là một ngày giữa năm 2018, anh bắt xe khách ra Hải Phòng than thở với bạn về những thất bại của mình. Khi được bạn động viên, Luân cất công đến các cơ sở nuôi trồng đông trùng hạ thảo ở Hà Nội, Thanh Hóa để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm.  

Thời cơ chín muồi, anh nhập phôi giống từ Hải Phòng về trồng thử nghiệm trên diện tích nhà xưởng khoảng 200m2.

“Gần 3 năm mày mò, tất cả các quy trình nuôi trồng tôi làm đều hỏng. Từ kỹ thuật nuôi, phối trộn nguyên liệu, điều tiết nhiệt độ, môi trường không có cái nào khả quan. Lúc ấy tôi đã nghĩ sẽ bỏ cuộc”, Nguyễn Thành Luân nhớ lại.

watermark_z3212876139728_35026408486711fea452493e6674be2e-1214_20220227_220-003722.jpeg

Cơ sở này hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều thanh niên có chí hướng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Ảnh: NVCC.

Nam thanh niên chia sẻ, anh đã mất trắng không dưới 100 triệu đồng cho “đề tài” nghiên cứu của mình. Mãi đến giữa năm 2021 anh mới đúc rút được một quy trình chuẩn về đông trùng hạ thảo, phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết ở Hương Sơn nói riêng, Hà Tĩnh nói chung.

“Thất bại là mẹ thành công”
3 năm “phá tiền”, lời chỉ trích, hoài nghi của gia đình cũng như hàng xóm ngày một nhiều nhưng Luân bỏ ngoài tai mọi ý kiến làm mình bấn loạn. Anh tự nhủ “thất bại là mẹ thành công, thua keo này ta bày keo khác", cuối cùng những mẻ đông trùng hạ thảo đầu tiên ra đời, màu vàng đậm, cây múp mẩy, hàm lượng dinh dưỡng cao.

Chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao nghị lực, sự táo bạo của chàng trai trẻ nên hỗ trợ thêm kinh phí, tạo điều kiện về mặt pháp lý để Luân xây dựng thương hiệu “Đông trùng hạ thảo Thiên Tâm”.

watermark_z3215569130788_f8835d36d50979c6d23c85086ca17f38-1214_20220227_794-003723.jpeg

Sản phẩm đông trùng hạ thảo được nuôi trồng thành công ở cơ sở Thiên Tâm. Ảnh: NVCC.

Hiện, cơ sở này đã có 2 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, gồm: Đông trùng hạ thảo (sấy theo phương pháp sấy lạnh thăng hoa), đóng hộp loại 10g, giá bán 400 ngàn đồng; loại 20g, giá bán 800 ngàn đồng. Rượu đông trùng hạ thảo Thiên Tâm, loại cao cấp giá bán 400 ngàn đồng/chai 500 ml; loại thường giá 300 ngàn đồng/chai 500ml.

Theo anh Nguyễn Thành Luân, khâu khó nhằn nhất là tạo giống, bởi ở khâu này môi trường phải vô trùng tuyệt đối. Ngoài ra, quá trình trồng cũng phải đảm bảo ánh sáng trong nhà giống ánh sáng ngoài tự nhiên; nhiệt độ ổn định từ 18 – 22 độ C; độ ẩm 80%.
Khi được hỏi về thị trường, Luân chia sẻ hiện tại lượng cung không đủ cầu. Toàn bộ sản phẩm đều đang bán lẻ, thị trường tự do, chủ yếu thông qua mạng xã hội. Song về lâu dài, anh đang tìm kiếm thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô.

Khi đạt được sản lượng lớn, ổn định, anh sẽ quảng bá, bán sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử, đồng thời mở cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm ở các địa phương khác.

Đối với quy trình nuôi trồng đông trùng hạ thảo, Nguyễn Thành Luân cho biết, tất cả các khâu đều quan trọng như nhau. Đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu (gạo lứt, nhộng tằm, đậu nành, dinh dưỡng vi sinh), sau đó hấp tiệt trùng toàn bộ nguyên liệu, bước 3 cho  nguyên liệu vào phòng cấy giống đến ủ tối 7 - 9 ngày; tiếp đến đưa ra chiếu sáng và nuôi trồng.

“Mỗi lứa tôi nuôi trồng từ 2 – 3 ngàn phôi tươi. Sau 75 ngày tiến hành thu hoạch. Quả thể (thân đông trùng hạ thảo) sau khi tách được đưa vào sấy, đóng gói. Còn đế và một phần quả thể còn lại ngâm trong rượu nếp đạt chuẩn OCOP trong khoảng hơn 1 tháng, trước khi đem đóng chai, xuất bán ra thị trường”, anh Luân nói.

watermark_img_9888-1214_20220227_966-003724.jpeg

Đầu năm 2022, sản phẩm đông trùng hạ thảo và rượu đông trùng hạ thảo Thiên Tâm được tỉnh Hà Tĩnh công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Phan Xuân Đức, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn đánh giá rất cao mô hình khởi nghiệp của anh Nguyễn Thành Luân.

Theo ông Đức, Luân là một thanh niên có suy nghĩ táo bạo, dám đột phá, luôn biết học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nguồn để phát triển mô hình kinh tế điểm cho địa phương.

“Đông trùng hạ thảo là đối tượng nuôi trồng rất mới ở Hương Sơn. Khi anh Nguyễn Thành Luân xây dựng thành công mô hình, chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa thán phục. Huyện sẽ tiếp tục tạo điều kiện tối đa, đồng thời khuyến khích anh Luân mở rộng quy mô, nhân rộng mô hình ở nhiều hộ dân khác nhằm góp phần đa dạng hóa ngành nghề kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Đức nói thêm.

Đông trùng hạ thảo là một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.

Sản phẩm này được người tiêu dùng đánh giá là “thần dược”, có tác dụng cải thiện sức khỏe, giảm mệt mỏi và suy nhược cơ thể; tăng cường sức đề kháng; cải thiện chức năng não bộ; ức chế các tế bào ung thư; cải thiện chức năng sinh lý. Ngoài ra, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, xương khớp, dạ dày…

 

 

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.