Thương lái đến tận vườn thu mua bắp chuối trở lại ở Kiên Giang

Hiện nay, ở huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) người trồng chuối xiêm vui mừng khi có thương lái đến tận vườn thu mua, ngược lại người trồng gừng không chỉ bị giá rớt mà còn thiệt hại do thối củ.

chuoi-xiem-03112021.jpg

Người trồng chuối xiêm vui mừng khi có thương lái đến tận vườn thu mua.

Toàn huyện U Minh Thượng có khoảng 2.600 ha diện tích trồng chuối xiêm, tập trung ở hai xã vùng đệm An Minh Bắc, Minh Thuận. Trong những tháng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Kiên Giang thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch, việc thu mua bắp chuối tại huyện U Minh Thượng bị đứt gãy.

Theo ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, những ngày giãn cách, tại xã An Minh Bắc và Minh Thuận không có thương lái vào thu mua bắp chuối. Bắp chuối được nông dân thu hoạch tặng cho các bếp ăn từ thiện hàng chục tấn. Khoảng hơn nửa tháng nay, thương lái bắt đầu thu mua bắp chuối. Giá bắp chuối thương lái vào mua tại vườn từ 2.500 - 3.000 đồng/kg, thấp hơn so với trước khi dịch bùng phát, trước đây giá bắp chuối tầm 7.000 đồng/kg.

Tại ấp An Hưng, việc thu mua bắp chuối những ngày này diễn ra tấp nập. Theo ông Võ Bình An, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp An Hưng, xã An Minh Bắc, hiện toàn ấp An Hưng có 265 ha chuối xiêm, trong đó có 200 ha chuối đang cho quày, số còn lại cây còn nhỏ. Bình quân 2 bờ chuối xiêm khoảng hơn 2 ha, mỗi tháng bà con thu hoạch 1.000 kg bắp chuối. Với hai bờ chuối xiêm, bà con thu hoạch bắp chuối, chuối nải bán cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm, cuộc sống khá ổn định.

Ông Võ Hồng Danh, ngụ ấp An Hưng, xã An Minh Bắc cho biết, khoảng nửa tháng nay, có thương lái vô thu mua lại bắp chuối, bà con nông dân mừng lắm. Nhà ông Danh mới thu hoạch bắp chuối bán giá 2.500 đồng/kg, giá có sụt giảm nhưng nông dân vẫn vui vì đã có đầu ra.

chuoi-xiem-03112021a.jpg

Người trồng chuối xiêm vui mừng khi có thương lái đến tận vườn thu mua.

Trong khi người trồng chuối vui mừng bấy nhiêu thì người dân trồng gừng củ lo lắng càng nhiều. Hiện nay toàn huyện U Minh Thượng, nông dân trồng gần 2.000 ha gừng, trong đó có khoảng 100 ha gừng đang bị bệnh thối củ, cháy lá tập trung ở hai xã An Minh Bắc và Minh Thuận. Theo ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện U Minh Thượng, trong 100 ha gừng bị bệnh, mức độ thiệt hại chiếm khoảng 20-30%.

Với diện tích gừng bị bệnh này, nông dân buộc phải nhổ bỏ cây gừng để tránh lây bệnh cho những cây gừng còn lại. Đối với gừng nhổ bỏ, nông dân thu hoạch gừng non, bán với giá 3.000 - 4.000 đồng/kg, thấp so với cùng kỳ năm trước khoảng 7.000 đồng/kg. Với giá gừng bán thấp như hiện nay, bà con lỗ tầm 10 - 15 triệu đồng/1.000 m2.

Hiện Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp các xã nắm diện tích cây gừng bị bệnh, mức độ thiệt hại. Phòng cũng khuyến cáo nông dân nhổ bỏ những cây gừng bị bệnh và tiêu hủy xác cây gừng bệnh, nhằm tránh lây lan mầm bệnh; đồng thời bà con hạn chế bón phân cho gừng, cũng như tập trung chăm sóc diện tích gừng còn lại để thu hoạch đúng vụ vào khoảng cuối năm, phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán.

Bình quân mỗi vụ gừng khoảng 8 - 9 tháng kéo dài từ trồng đến lúc thu hoạch, nông dân đầu tư cho chi phí sản xuất khoảng 20 triệu đồng/1.000 m2. Với giá gừng khoảng 10.000 đồng/kg, thì nông dân mới có lãi.

Nguồn: Theo báo Tin tức

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.