Trồng ngũ gia bì hương, hướng phát triển kinh tế mới ở vùng cao Bắc Hà

Loài cây quý, được mệnh danh là “rau sâm” như ngũ gia bì hương được định hướng canh tác hữu cơ, gắn với thương hiệu “cao nguyên trắng Bắc Hà” hoàn toàn có triển vọng về đầu ra.

Ngũ gia bì hương - một loại thảo dược nằm trong Sách đỏ Việt Nam đã và đang được nhiều bà con nông dân ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) gieo trồng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới với những tín hiệu khả quan.

Hơn 3 năm gắn bó với việc gieo trồng ngũ gia bì hương, mỗi tuần, mảnh vườn rộng 2.000m2 của gia đình chị Sin Thị Thu, ở thôn Na Áng A, xã Na Hối, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai cho sản lượng gần 40kg từ việc thu hái lá ngọn, lợi nhuận dao động khoảng 1,5 – 2 triệu đồng.

“Loài cây ngũ gia bì rất ưa nước nên khi trồng gia đình đã lắp hệ thống tưới tự động. Ngoài ra, mỗi năm cần bổ sung thêm 2 lần phân lân sau đó cây sẽ cho thu hoạch nên rất hiệu quả”, chị Thu chia sẻ.

984_8521-00_03_55_04-still002.jpg

Hơn 1ha ngũ gia bì hương trồng thí điểm ở Bắc Hà đều đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Từ thành quả bước đầu của gia đình chị Thu, năm 2021, Hội Nông dân huyện Bắc Hà tiếp tục hỗ trợ chị mở rộng diện tích ra 3.000m2. Đồng thời, chọn đây làm mô hình điểm để vận động thêm gần 10 hộ dân khác cùng làm. Bước đầu, hơn 1ha ngũ gia bì hương trồng thí điểm ở xã Na Hối đều cho tín hiệu khả quan.

 
“Từ khi thực hiện trồng ngũ gia bì hương trên đất địa phương thấy cây phát triển tốt, hi vọng cây sẽ cho lợi nhuận cao, từ đó gia đình sẽ trồng mở rộng ra mảnh đất khác để gia tăng thu nhập”, anh Vàng Văn Chấn, thôn Na Áng A nói.

Theo bà Long Hải Dỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bắc Hà, ngũ bì hương không những dễ trồng, dễ chăm sóc còn rất thích nghi với khí hậu mát mẻ của vùng cao. Đặc biệt, bà con nông dân ở xứ xở mận tam hoa Bắc Hà còn có thêm cơ hội “lấy ngắn nuôi dài” từ việc trồng xen kẽ loài cây này dưới tán mận. Loài cây quý, được mệnh danh là “rau sâm” như ngũ gia bì hương được định hướng canh tác hữu cơ, gắn với thương hiệu “cao nguyên trắng Bắc Hà” hoàn toàn có triển vọng về đầu ra.

“Hiện đã có 2 - 3 nhóm hộ có rau cung cấp ra thị trường nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu. Hội nông dân huyện Bắc Hà cũng đang có hướng làm tem truy xuất nguồn gốc, để giúp người dân thuận lợi trong việc giới thiệu rau vào cửa hàng rau sạch, hệ thống siêu thị”, bà Dỉnh cho biết.

Khởi sắc từ mô hình thí điểm trồng ngũ gia bì hương ở Na Hối là tiền đề quan trọng để huyện Bắc Hà nhân rộng, phát triển cây trồng này, hướng đến trở thành một trong những hàng hóa chủ lực của địa phương, phù hợp với quy hoạch vùng canh tác dược liệu tỉnh Lào Cai đã đề ra./.

 

 

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.